Trung tướng Trần Văn Độ phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Hoàng Điệp |
Liệu kết án tử hình nhiều có khiến tội phạm giảm đi hay không là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu tham dự Hội thảo "Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung dự án Bộ Luật Hình sự sửa đổi" diễn ra ngày 3-8 tại TP.HCM.
Hội thảo do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Chương trình phát triển của Liên hợp Quốc tổ chức.
Đề xuất bỏ án tử hình với tội tham nhũng và ma túy
Trung tướng Độ cho rằng Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành có quy định 5 hành vi liên quan đến tội phạm ma túy phải chịu mức hình phạt tử hình.
Thực tiễn xét xử lại cho thấy hình phạt tử hình tương đối phổ biến và không phân biệt các hành vi tàng trữ, vận chuyển hay mua bán trái phép mà căn cứ trọng lượng ma túy (đặc biệt lớn) mà tòa án áp dụng hình phạt tử hình.
Đối với tội phạm có tính chất vụ lợi cũng có đến 5 hành vi có thể bị tuyên án tử hình nhưng thực tiễn xét xử của ngành tòa án cho thấy ngoài một vài trường hợp cướp tài sản (như vụ ) hay án tham nhũng như (, ) bị tuyên tử hình thì tòa cũng ít khi tuyên mức án nghiêm khắc này.
Hoặc có khi tòa tuyên thì khối tài sản bị tham ô lớn gấp hàng trăm lần số tiền mà luật định.
Ông Nguyễn Văn Hiện, chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã đặt câu hỏi với Trung tướng Độ rằng liệu hình phạt tử hình có làm giảm số vụ án ma túy và tham nhũng không thì ông Độ khẳng định hình phạt được quy định hiện không mang tính chất răn đe mà mang tính chất trừng phạt nhiều hơn.
“Khi tòa tuyên án vụ án ma túy liên quan đến Vũ Xuân Trường thì có đến 6 bị cáo bị tuyên án tử hình khi buôn bán 15 bánh heroin. Tòa tuyên án xong có người nói với tôi tuyên án thế này thì đố ai dám đi buôn ma túy nữa.
Tuy nhiên, mới đây tôi gặp lại người này tôi nói rằng tội buôn ma túy không hề giảm mà nó còn tăng lên, họ không buôn vài chục bánh nữa mà .
Rõ ràng, như vậy hình phạt không hề có tác dụng răn đe mà có khi còn làm cho tội phạm manh động hơn, thậm chí tấn công lại lực lượng chức năng khi bị phát hiện”, ông Độ nói.
Ông Độ cũng cho rằng hậu quả của án tử hình đối với xã hội và gia đình người phạm tội lớn hơn rất nhiều: “Ví như biết bị bắt là chết nên người ta chống đối quyết liệt. Bởi vậy không thể răn đe bằng hình phạt".
Do vậy, ông Độ kiến nghị trong việc sửa đổi BLHS lần này nên xem xét thận trọng có nên giữ lại hình phạt tử hình đối với các tội phạm này hay không.
Đồng thời ông cũng đề xuất quy định tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung bắt buộc chứ không phải là tùy nghi đối với các tội phạm này và nên quy định biện pháp khuyến khích có điều kiện hoặc cưỡng chế thu hồi lại tài sản khắc phục hậu quả do tội phạm gây ra.
Về kiến nghị bỏ tử hình đối với tội tham nhũng, ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội cho rằng ông không thể đồng tình với ý kiến này.
Tham nhũng hiện đang là quốc nạn, nó không chỉ làm mất tiền của nhà nước, bởi tiền của nhà nước bị mất có thể làm lại mà nó còn làm đảo lộn mọi giá trị xã hội và đảo lộn trật tự trong các cơ quan nhà nước.
"Tôi còn cho rằng cần phi hình sự hóa hành vi hối lộ, bởi thực tế, những người buộc phải đưa hối lộ là người ta bị ép buộc phải hối lộ chứ không ai tự nguyện đi hối lộ cả", ông Quyền nói.
Ông Đỗ Văn Đương phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Hoàng Điệp |
Có cần truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân?
Đó là băn khoăn của ông Đỗ Văn Đương (Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM) khi bàn về vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong BLHS. Ông Đương dẫn chứng những vụ gây ô nhiễm môi trường để lại hậu quả lâu dài của một số công ty, doanh nghiệp.
“Ô nhiễm môi trường không làm người ta chết ngay mà sẽ chết dần chết mòn. Tôi cho rằng cần nghiên cứu về trách nhiệm của pháp nhân trong vai trò chủ thể tội phạm.
Những pháp nhân có thể trốn thuế, gây ô nhiễm môi trường và làm hàng giả nhưng hiện nay chỉ xử lý hành chính thì không đủ sức răn đe, thậm chí cả việc thi hành án cũng không hiệu quả”, ông Đương nói.
Theo ông Đương, đã đến lúc phải xử lý pháp nhân bằng con đường tư pháp để việc chứng minh lỗi, hậu quả thiệt hại do pháp nhân gây ra chặt chẽ, hiệu quả hơn bằng bản án của tòa án.
Áp dụng hình phạt thì sẽ có sức răn đe mạnh hơn khiến các doanh nghiệp buộc phải cân nhắc và thay đổi cách xử sự.
Ông Đương đề xuất có thể điều tra, truy tố xét xử đối với pháp nhân để khi tiến hành các biện pháp tố tụng các cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế, phong tỏa tài khoản của pháp nhân để đảm bảo thi hành án.
Tuy nhiên, ông Trần Công Phàn, Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao cho rằng vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân đã đề cập nhiều rồi. Đây không phải là vấn đề mới, bởi nếu áp dụng hết các quy định của pháp luật hiện hành thì đã đủ chế tài xử lý đối với pháp nhân vi phạm rồi.
“Theo tôi, không nên đặt ra vấn đề này, tốn giấy mực mà không giải quyết gì!”, ông Phàn nói.
Bàn về vấn đề này, ông Scott Ciment, cố vấn của UNDP cho rằng pháp nhân tồn tại vì luật cho phép, vì doanh nghiệp là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế. Nếu một doanh nghiệp phá sản thì không mất đi tài khoản ngân hàng và ngôi nhà của họ, đó là lý do họ vẫn tồn tại, tuy nhiên ta có thể phong tỏa tài khoản.
“Ví dụ việc công ty đổ rác thải vào dòng sông thì cần xác định xem người lãnh đạo có biết điều này xảy ra hay không thì mới đặt câu hỏi người lãnh đạo này chịu trách nhiệm hình sự gì?
Cần phải có khung pháp lý, cần có cơ chế chịu trách nhiệm cao. Tuy nhiên, rất khó chứng minh người lãnh đạo biết việc đổ rác thải xảy ra, Ông Scott Ciment nói.
Theo ông Scott Ciment, nếu không có khung pháp lý thì không gán được trách nhiệm, đồng thời ngành tư pháp cần có kỹ năng tốt hơn trong việc tìm bằng chứng hành vi phạm tội của công ty.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận