
Vị trí làm cầu Mã Đà kết nối hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Tỉnh Đồng Nai đã lên kế hoạch khởi công vào tháng 6 tới. Khi hoàn thành, đây là tuyến đường đầu tiên kết nối trực tiếp giữa hai địa phương này sau khi sáp nhập - Ảnh: A LỘC
Ngày 16-4, Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai đã có văn bản nhắc nhở các đơn vị, địa phương khẩn trương bổ sung, cập nhập các số liệu để tránh ảnh hưởng đến lộ trình xây dựng đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính của tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.
Sở Nội vụ cho hay thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai, nên sở đã có văn bản hướng dẫn, đề nghị các đơn vị rà soát, báo cáo nội dung, số liệu để làm đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Nội dung báo cáo, số liệu gửi về cho sở chậm nhất ngày 10-4.
Tuy nhiên đến nay còn 14 đơn vị, địa phương chưa báo cáo hoặc báo cáo chưa đầy đủ theo các nội dung hướng dẫn.
Cụ thể có 5 đơn vị chưa báo cáo, gồm: UBND TP Long Khánh, UBND huyện Vĩnh Cửu, Trường cao đẳng Kỹ thuật Đồng Nai, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trung tâm hành chính tỉnh Bình Phước hiện hữu nhìn từ trên cao - Ảnh: A.L.
Bình Phước sáp nhập vào Đồng Nai, dân số hơn 4,3 triệu người
Theo đề án sắp xếp, sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai.
Trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai hiện nay. Sau sáp nhập, tỉnh Đồng Nai có diện tích tự nhiên trên 12.737km² và quy mô dân số gần 4,3 triệu người.
Giữa năm 2023, tỉnh Đồng Nai cũng đã có kế hoạch xây dựng khu trung tâm hành chính - chính trị với quy mô 44ha tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (phường An Bình, TP Biên Hòa), sau khi khu vực này được chuyển đổi công năng thành khu đô thị thương mại - dịch vụ - thương mại.
Khu trung tâm mới ở vị trí trung tâm TP Biên Hòa với hệ thống giao thông kết nối thuận lợi: quốc lộ 51, quốc lộ 1, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận