15/11/2017 12:45 GMT+7

Nhiều doanh nghiệp Việt đang rơi nước mắt...

L.THANH
L.THANH

TTO - Doanh nghiệp nội đang bị loại khỏi thị trường trong nước, cơ quan quản lý bất lực trước sự cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp ngoại.

Nhiều doanh nghiệp Việt đang rơi nước mắt... - Ảnh 1.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) - Ảnh: L.THANH

Phát biểu thảo luận dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi) tại Quốc hội sáng nay 15-11, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) dẫn lại ý kiến của các chuyên gia, nhiều tài liệu nghiên cứu, và cả cơ quan nhà nước cho biết chúng ta đang mất nhiều tài nguyên, thuế, lao động giá rẻ và đất đai cho các doanh nghiệp (DN) nước ngoài.

Nhưng các ngành chế biến thực phẩm, cơ khí, khoáng sản, may mặc, bán buôn, bán lẻ… đều cho thấy việc ưu đãi cho các DN nước ngoài như vậy không mang lại kết quả tương xứng. 

"Chúng ta thấy hiện tượng không ít DN nước ngoài không đóng thuế thu nhập hàng chục năm vì luôn khai lỗ, trong khi doanh số thì tăng đều, kinh doanh thì mở rộng. Sau đó, họ lại chuyển nhượng DN với giá rất cao và lợi nhuận thì không nhỏ", ông Nghĩa nói.

"Mặt khác, chúng ta phát động tỉ lệ nội địa hóa ngành ôtô, điện tử nhưng sau hàng chục năm tỉ lệ này vẫn không đạt. Chúng ta mất nhiều thị phần trong nước ở các lĩnh vực thức ăn gia súc, thuốc thú y, bán lẻ, dược phẩm, văn hóa và nổi lên gần đây điện ảnh và nghệ thuật biểu diễn".

Đại biểu Nghĩa thẳng thắn cảnh báo: "DN nội đang dần bị loại bỏ khỏi thị trường trong nước, song các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam hầu như bất lực trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh như chuyển giá, mua bán sáp nhập ở tầng trên và bên ngoài Việt Nam, trốn thuế bằng công nghệ cao... của DN ngoại".

Không những vậy, ông cho rằng các DN trong nước còn bị hạch sách, nhũng nhiễu.

"Nhiều trường hợp không có phong bì thì không qua được các cửa ải hành chính. Nhiều dân doanh Việt Nam rơi nước mắt khi bị mất chủ quyền ngay tại quê hương mình", ông Trương Trọng Nghĩa nói.

"Thật đau lòng khi con em chúng ta thuộc nhạc ngoại, mê phim ngoại, thần tượng diễn viên, ca sĩ ngoại, ăn uống theo cung cách ngoại, nhưng lại không biết các kiến thức cơ bản về kiến thức về lịch sử. Khởi đầu là kinh tế, sau đó đến văn hóa, y tế, giáo dục... chủ quyền của chúng ta đang bị xâm hại từng bước và mức độ ngày càng nghiêm trọng".

Để giải quyết những vấn đề trên, theo đại biểu Nghĩa, một mình Luật Cạnh tranh không thể gánh được mà cần đồng bộ các luật khác. Nhưng Luật Cạnh tranh phải làm được nhiệm vụ là tăng cường nội lực của Việt Nam.

Bí thư Lê Minh Hoan: Nói chuyện mà doanh nghiệp như muốn khóc

TTO - Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho rằng điểm nghẽn trong phát triển của ĐBSCL chính là tư duy về kinh tế khiến nhiều năm nay vẫn "loay hoay" không lối ra và các doanh nghiệp thì như muốn khóc khi nói về liên kết.

L.THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên