15/04/2025 12:56 GMT+7

Nhiều địa phương có quy mô kinh tế 'khủng' sau sáp nhập

Nhiều địa phương sau sáp nhập có quy mô kinh tế rất lớn như TP.HCM, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Ninh... với định hướng ưu tiên sắp xếp các tỉnh, thành miền núi, đồng bằng với các địa phương có biển.

sáp nhập - Ảnh 1.

Hàng ngàn người dân và du khách đổ về biển Quy Nhơn để ngắm những cánh diều tung bay trong gió - Ảnh: DŨNG NHÂN

Theo định hướng của Chính phủ khi phê duyệt đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, ngoài 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh được giữ nguyên, sẽ có 52 đơn vị hành chính được sắp xếp.

Phát huy vai trò dẫn dắt các vùng động lực

Trong đó việc sắp xếp đặt mục tiêu cao nhất, đó là phát triển đất nước, mở rộng không gian phát triển cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, ưu tiên sắp xếp các đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với các địa phương có biển.

Kết hợp hài hòa, hợp lý các đơn vị hành chính có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế sau sắp xếp và yêu cầu, định hướng phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.

Tên tỉnh/TPTrung tâm
hành chính
Diện tích (km2)Dân số (người)


Quy mô kinh tế (tỉ đồng)
TP Hà NộiQuận Hoàn Kiếm3.345 8.666.1361.430.000
TP HuếQuận Thuận Hóa4.9471.236.39380.000
Tỉnh Lai ChâuTP Lai Châu9.068494.62631.024
Tỉnh Điện BiênTP Điện Biên Phủ9.539653.42231.663
Tỉnh Sơn LaTP Sơn La14.109,81.327.43076.626
Tỉnh Lạng SơnTP Lạng Sơn8.310,18813.97849.736
Tỉnh Quảng NinhTP Hạ Long6.206,91.393.702347.500
Tỉnh Thanh HóaTP Thanh Hóa11.120,63.760.650318.752
Tỉnh Nghệ AnTP Vinh16.493,703.470.988216.943
Tỉnh Hà TĩnhTP Hà Tĩnh5.9941.329.365112.855
Tỉnh Cao BằngTP Cao Bằng6.700,39555.80925.204

Trong số 11 địa phương được giữ nguyên, đa phần là các tỉnh miền núi phía Bắc, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ có diện tích rộng.

Trong đó, Hà Nội là TP trực thuộc trung ương có quy mô kinh tế lớn nhất với 1,43 triệu tỉ đồng. Tiếp đến tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Thanh Hóa. Các tỉnh thành này đều chênh lệch lớn với các tỉnh miền núi phía Bắc khi chỉ có quy mô kinh tế từ dưới 50.000 - 100.000 tỉ đồng.

Nhóm các tỉnh, thành dự kiến sáp nhập tại phía Bắc có 8 địa phương, trên cơ sở 18 đơn vị hành chính trước đó. Ngoại trừ một số tỉnh tại miền núi phía Bắc có quy mô kinh tế khá thấp, còn lại hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Hồng khi thực hiện sáp nhập, có quy mô tương đối lớn.

Trong đó lớn nhất là TP Hải Phòng khi nhập với Hải Dương có quy mô lên tới gần 660.000 tỉ đồng; tỉnh Bắc Ninh sáp nhập với Bắc Giang quy mô gần 440.000 tỉ đồng. Đây đều là những trung tâm sản xuất công nghiệp lớn của phía Bắc, nơi có nhiều nhà máy quy mô lớn đang hoạt động.

Có 2 tỉnh được hợp nhất lại từ ba địa phương gồm Phú Thọ và Ninh Bình đều có quy mô kinh tế khá lớn. Đây là những địa phương có nhiều khu công nghiệp, sản xuất và du lịch nổi tiếng, thu hút lượng lớn nhà đầu tư và du khách.

Việc thực hiện phương án sáp nhập này, một số tỉnh đồng bằng như Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam đều có biển.

Tỉnh, thành
sáp nhập
Tên gọi mới/Nơi đặt trung tâm hành chínhDiện tích (km2)Dân số (người)Quy mô

kinh tế

(tỉ đồng)

Hà Giang + Tuyên QuangTỉnh Tuyên Quang/
TP Tuyên Quang
13.795,61.731.60086.246
Lào Cai +
Yên Bái
Tỉnh Lào Cai/
TP Yên Bái
13.2571.656.500125.885
Bắc Kạn +
Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên/
TP Thái Nguyên
8.375,31.694.500181.244
Hòa Bình +
Vĩnh Phúc +
Phú Thọ
Tỉnh Phú Thọ/
TP Việt Trì
9.361,43.663.600352.630
Bắc Ninh +
Bắc Giang
Tỉnh Bắc Ninh/
TP Bắc Giang
4.718,63.509.100439.000
Thái Bình +
Hưng Yên
Tỉnh Hưng Yên/
TP Hưng Yên
2.514,83.208.400231.170
Hải Dương +
Hải Phòng
TP Hải Phòng/ TP Thủy Nguyên3.194,74.102.700658.381
Hà Nam +
Nam Định +
Ninh Bình
Tỉnh Ninh Bình/TP Hoa Lư3.942,63.818.700268.345

Tất cả các tỉnh Tây Nguyên đều có biển

Với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, có 7 tỉnh mới sau sáp nhập trên cơ sở 15 tỉnh, thành trước đây. Trong đó quy mô kinh tế lớn nhất là tỉnh Lâm Đồng khi hợp nhất với hai tỉnh Đắk Nông, Bình Thuận; tiếp đến là TP Đà Nẵng và Gia Lai.

Đặc biệt nếu theo phương án hợp nhất này thì tất cả các tỉnh Tây Nguyên sẽ có biển khi được kết hợp với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ.

Tỉnh sáp nhậpTên gọi mới/Nơi đặt trung tâm hành chínhDiện tích (km2)Dân số (người)Quy mô

kinh tế

(tỉ đồng)

Quảng Bình +
Quảng Trị
Tỉnh Quảng Bình/
TP Đồng Hới
12.7001.584.000113.687
Quảng Nam +
TP Đà Nẵng
TP Đà Nẵng/
Quận Hải Châu
11.859,62.819.900280.307
Kon Tum +
Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi/
TP Quảng Ngãi

14.832,61.861.700173.599
Gia Lai +
Bình Định
Tỉnh Gia Lai/
TP Quy Nhơn
21.576,53.153.300242.007
Ninh Thuận +
Khánh Hòa
Tỉnh Khánh Hòa/
TP Nha Trang
8.555,91.882.000188.921
Đắk Nông +
Bình Thuận +
Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng/
TP Đà Lạt
24.233,13.324.400310.989
Phú Yên +
Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk/
TP Buôn Ma Thuột
18.096,42.831.300203.959

Với phương án kết hợp các tỉnh, thành được Chính phủ đưa ra, tại miền Nam sẽ có 8 đơn vị hành chính trên cơ sở sáp nhập 19 tỉnh, thành. Trong đó có những địa phương có quy mô kinh tế "siêu khủng" như TP.HCM, Đồng Nai; còn lại hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô kinh tế khá đồng đều.

Các tỉnh tại khu vực phía Nam cũng mở rộng ra phía biển như Cần Thơ, Hậu Giang kết hợp với Sóc Trăng; An Giang kết hợp với Kiên Giang; Vĩnh Long với Trà Vinh và Bến Tre.

Tỉnh, thành sáp nhậpTên gọi mới/Nơi đặt trung tâm hành chínhDiện tích (km2)Dân số (người)Quy mô

kinh tế

(tỉ đồng)

Bà Rịa - Vũng Tàu + Bình Dương + TP.HCMTP.HCM/Quận 16.772,613.608.8002.717.511
Bình Phước +
Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai/
TP Biên Hòa
12.737,24.427.700609.176
Tây Ninh + Long AnTỉnh Tây Ninh/
TP Tân An
8.536,52.959.000291.986
Sóc Trăng + Hậu Giang + TP Cần ThơTP Cần Thơ/
Quận Ninh Kiều
6.360,83.207.000281.674
Bến Tre +
Vĩnh Long + Trà Vinh
Tỉnh Vĩnh Long/
TP Vĩnh Long
6.296,23.367.400254.469
Tiền Giang +
Đồng Tháp
Đồng Tháp/
TP Mỹ Tho
5.938,73.397.200261.399
Bạc Liêu + Cà Mau Tỉnh Cà Mau/
TP Cà Mau
7.942,42.140.600153.160
Kiên Giang + An GiangTỉnh An Giang/
TP Rạch Giá
9.888,93.679.200270.771
Nhiều tỉnh có quy mô kinh tế 'khủng' sau sáp nhập, miền núi đồng bằng mở rộng ra biển  - Ảnh 3.Chính phủ hướng dẫn đặt tên sau sáp nhập và lựa chọn trung tâm hành chính các tỉnh

Việc đặt tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập ưu tiên một số tên gọi trước khi sáp nhập, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên