Khách hàng tại một Văn phòng Thừa phát lại của TP.HCM |
Tọa đàm do Cục Công tác phía Nam của Bộ Tư pháp tổ chức tại TP.HCM.
Theo ông Tàu, Văn phòng TPL Vĩnh Long thành lập được chín tháng nhưng có đến tám tháng bị lỗ vì không có việc làm, hoặc có việc làm mà không được thanh toán tiền.
Ông Tàu cho biết đến nay dù chế định TPL được thí điểm đã lâu nhưng nhiều cán bộ thôn, ấp, phường xã không biết tổ chức TPL là gì, vậy nên khi đi tống đạt văn bản rất khó khăn, khổ sở.
Có những vụ án được xét xử vào ngày 15 thì ngày 10 tòa giao cho TPL đi tống đạt, mà nơi tống đạt cách trung tâm gần 50 cây số, chạy xe máy tới, đi đò sang kênh, lội ruộng tìm được đương sự nhưng đương sự không nhận.
Tiếp tục đi kiếm trưởng ấp, ông ấy coi xong nói “đưa tui tiền tui mới ký”, tìm lên chính quyền địa phương thì chủ tịch xã không biết TPL là ai nên không nhận, cán bộ tư pháp nhận nhưng 15 ngày sau trả... TPL mang văn bản tống đạt về trả tòa, tòa không trả tiền.
"Thế là cả ngày chạy tốn công, tốn xăng xe mà không được gì cả” - ông Tàu kể và kiến nghị nên tăng tiền giao các văn bản tống đạt ở những tỉnh xa xôi, vì các tỉnh miền Tây không giống như thành phố, chạy vài chục phút là tới.
Bà Võ Thị Ngọc Huệ, trưởng Văn phòng TPL Bình Dương, cho biết văn phòng được thành lập từ tháng 3-2014, cũng mất chừng ba tháng đầu không có việc làm, không nhận được hợp đồng nào vì người dân không biết.
Đi tống đạt văn bản hoặc xác minh tài sản thì các cơ quan chức năng không cho tiếp cận, nhất là trại giam.
“Lúc ấy phải mang giấy chứng nhận, thẻ hành nghề và các văn bản quyết định theo. Tính từ khi thành lập đến nay, TPL Bình Dương đã tống đạt được 200 văn bản nhưng chưa được thanh toán vì phải hết năm mới được trả” - bà Huệ cho biết.
Nói về những khó khăn chung của chế định TPL hiện nay, các đại biểu cho rằng cần phải có hội nghị đánh giá lại chế định TPL để có thể có được những kết quả tốt nhất.
Đồng thời, các đại biểu cũng kiến nghị các cơ quan như TAND tối cao, Viện KSND tối cao, Bộ Công an và Tổng cục Thi hành án dân sự cần chỉ đạo các cơ quan cấp dưới phối hợp trong chuyển giao cho TPL tống đạt các văn bản và tạo điều kiện cho TPL xác minh điều kiện thi hành án dân sự.
Bộ Tư pháp cần hướng dẫn trình tự, thủ tục nội dung đăng ký vi bằng tại sở tư pháp nhằm đảm bảo tính pháp lý và thống nhất thực hiện.
Theo thống kê từ Cục Công tác phía Nam, hiện có 27 văn phòng TPL thuộc sáu tỉnh thành thí điểm TPL là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long và An Giang.
Theo đó, tính đến tháng 8-2014 đã có hơn 339.000 văn bản được tống đạt, hơn 21.000 vi bằng được lập, tổ chức thi hành án được 92 trường hợp và tổng doanh thu từ các văn phòng TPL là 54 tỉ đồng.
Có đóng dấu của Sở Tư pháp lên vi bằng? Ông Nguyễn Tiến Phát, Văn phòng TPL quận 10 (TP.HCM), cho biết pháp luật quy định rằng vi bằng sau khi được lập sẽ được đăng ký ở Sở Tư pháp. Tuy nhiên, hiện nay theo cảm nhận của ông Phát thì Sở Tư pháp rất ngại đăng ký vi bằng. Còn đại diện Sở Tư pháp TP.HCM thì cho biết quy định là Sở Tư pháp đăng ký vi bằng, nhưng khi khách hàng mang vi bằng ghi nhận một hành vi giao dịch nào đó đến sở để đăng ký thì sở chỉ làm động tác vào sổ, không xác nhận vào vi bằng. Bởi vậy, việc có đóng dấu của Sở Tư pháp vào vi bằng hay không thì sở cũng phải xin ý kiến và hướng dẫn của bộ. |
Chức năng của thừa phát lại Theo điều 3 nghị định số 61/2009 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của TPL thì văn phòng TPL được thực hiện các nội dung công việc: 1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của tòa án hoặc cơ quan thi hành án dân sự. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận