Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ - Ảnh: LAM ĐIỀN
Tại TP.HCM, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM ngoài miễn phí vé còn có nghi thức chúc mừng khách đến bảo tàng vào ngày đặc biệt này.
Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ khai mạc một chuyên đề trưng bày chào mừng Ngày quốc tế bảo tàng Hình tượng người phụ nữ trong lịch sử dân tộc và dân gian Việt Nam. Trong khi đó, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM giảm 50% giá vé cho khách tham quan.
Tại TP Hội An (Quảng Nam), du khách đến tham quan 5 bảo tàng (Bảo tàng Hội An, Văn hóa dân gian, Gốm sứ mậu dịch, Văn hóa Sa Huỳnh và Nghề y truyền thống Hội An) được miễn phí hoàn toàn.
Mô hình khám bệnh, bốc thuốc tại Bảo tàng ngành y truyền thống Hội An - Ảnh: H.DUY
Cũng để hưởng ứng nội dung chủ đề Ngày quốc tế bảo tàng năm 2019: "Bảo tàng - trung tâm văn hóa: Tương lai của giá trị truyền thống", từ nay đến ngày 23-5, TP Hội An tổ chức trình diễn các hoạt động sản xuất nghề truyền thống; trải nghiệm các công đoạn làm bánh in và pha trà Việt tại Bảo tàng Văn hóa dân gian; tổ chức bắt mạch, chẩn đoán bệnh miễn phí theo phương pháp đông y cổ truyền tại Bảo tàng Nghề y truyền thống...
Tại Hà Nội, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với sinh viên Học viện Báo chí - tuyên truyền tổ chức hoạt động trải nghiệm và trưng bày sản phẩm chế tác ReÁCt, trưng bày 20 sản phẩm hữu ích được tái chế từ những vật dụng "bị bỏ xó".
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Ảnh: TTXVN
Còn Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Đại học Florence (Ý) và Đại sứ quán Ý tại Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh Khám phá đa dạng côn trùng Việt Nam.
Kể từ năm 1977, Hội đồng Bảo tàng quốc tế (International Council of Museums) chọn ngày 18-5 hằng năm để kỷ niệm Ngày quốc tế bảo tàng (International Museum Day).
Sự kiện có thể kéo dài trong một ngày cuối tuần hoặc một tuần với phương châm: Bảo tàng là một phương tiện quan trọng của giao lưu văn hóa, làm giàu nền văn hóa và phát triển hợp tác lẫn nhau, hiểu biết và hòa bình giữa các dân tộc và nâng cao nhận thức của công chúng về vai trò của bảo tàng trong sự phát triển của xã hội.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận