Nhà văn Bích Ngân phát biểu về giá trị văn chương của nhà văn Lê Văn Nghĩa để lại
Sự kiện do gia đình phối hợp cùng Hội Nhà văn TP.HCM, Nhà xuất bản Trẻ, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong tổ chức để tưởng nhớ “anh Hai Cù Nèo” sau một năm đi xa.
Nói về người anh trong nghề, nhà báo Dương Thành Truyền chia sẻ: “Về văn chương, tôi nghĩ anh Nghĩa để lại ba nhóm tài sản: một là câu chuyện của Hai Cù Nèo với Tuổi Trẻ Cười qua những đóng góp to lớn của anh.
Từ trái qua: GS Huỳnh Như Phương, nhà báo Lưu Đình Triều, nhà thơ Phan Hoàng, nhà báo Dương Thành Truyền trong chương trình sáng nay.
Thứ hai, anh là người mở đường và để lại nhiều tác phẩm trào phúng, như nhà văn Bích Ngân đã nói là tạo ra nền văn học trào phúng của Việt Nam. Thứ ba, anh để lại một tài sản rất lớn, đó là những trang sách viết về Sài Gòn. Trong đó có tạp bút biên khảo và cả truyện dài.
Điều này rất có giá trị, và tôi gọi anh Lê Văn Nghĩa là người chép sử bằng trái tim. Bởi vì anh đã tái hiện, phục dựng và kể lại về một Sài Gòn không phải như một người làm sử, mặc dù rất sử”.
Trong dịp này, gia đình cố nhà văn đã gửi tặng áo dài và sách cho học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Đó là một số tác phẩm của nhà văn lúc sinh thời như Mùa hè năm Petrus, Sài Gòn những mảnh ghép rời ký ức, Sài Gòn chuyện xưa mà chưa cũ; Tụi lớp nhứt trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ...
Bà Mai Thị Hạnh - phu nhân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đại diện Quỹ Chia sẻ Sharing - cũng đã trao 50 triệu đồng; Quỹ Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Sài Gòn Time Foundation) trao 15 triệu đồng cho các học sinh mồ côi trong đại dịch và Quỹ học bổng Bùi Trọng Chương trao 25 suất, trị giá 275 triệu đồng cho học sinh Lê Hồng Phong.
Tác phẩm Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ của nhà văn Lê Văn Nghĩa cũng được tái bản trong dịp này.
Phát biểu trong buổi lễ, nhà văn Bích Ngân chia sẻ: "Với gần 30 cuốn sách đã xuất bản khi còn sống, nhà văn Lê Văn Nghĩa đã tự vẽ chân dung một nhà văn Sài Gòn tận tụy và tài hoa.
Chúng tôi tin, không chỉ có buổi thảo luận nho nhỏ hôm nay, mà tương lai còn phải có thêm nhiều hội thảo quy mô nữa để đánh giá nghiêm túc hơn, trân trọng hơn những cống hiến không mệt mỏi của nhà văn Lê Văn Nghĩa cho văn chương Sài Gòn nói riêng và văn chương Việt Nam nói chung".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận