29/07/2019 14:25 GMT+7

Nhiều bác sĩ ‘nằm liệt giường’ vẫn tiếp tục hành nghề

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Đó là thực tế được ông Lê Quang Hùng - giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định - nêu ra tại hội nghị tổng kết 9 năm thi hành Luật khám chữa bệnh do Bộ Y tế tổ chức tại TP.HCM sáng 29-7.

Ông Lê Quang Hùng - giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định: "Nhiều người nằm liệt giường vẫn tiếp tục hành nghề" - Video: LÊ TỨ

Theo ông Hùng, việc cấp chứng chỉ hành nghề (CCHN) y hiện nay nên quy định thời hạn và nên chăng phải có quy định độ tuổi nhất định. "Bởi vì nhiều người . Hành nghề ở đây tức là đứng tên trên giấy CCHN, ở các địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hồi" - ông Hùng nói.

Đồng quan điểm, một đại diện Sở Y tế TP.HCM cho rằng "điểm bất cập hiện nay là CCHN được cấp không có thời hạn. Do đó không quản lý được năng lực hành nghề của người được cấp, đồng thời có hiện tượng cho thuê CCHN rất khó kiểm soát".

Nhiều bác sĩ ‘nằm liệt giường’ vẫn tiếp tục hành nghề - Ảnh 2.

PGS.TS Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - đề xuất không chỉ áp dụng thi CCHN đối với bác sĩ trong nước mà cả bác sĩ nước ngoài vào nước ta - Ảnh: Thiên Chương

"Có người đã đi nước ngoài sinh sống nhưng CCHN vẫn được để lại sử dụng trong nước. Có người tuổi cao sức yếu, không còn đủ năng lực nhưng CCHN vẫn còn hoạt động bình thường. Do đó cần có một thời hạn cấp CCHN cụ thể cho từng đối tượng bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng…" - đại diện này nói.

PGS.TS Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết rất đồng tình với đề xuất bác sĩ muốn hành nghề phải thi chứng chỉ, thậm chí phải tổ chức thi nhiều vòng để có sự sàng lọc đảm bảo trình độ chuyên môn của bác sĩ khám chữa bệnh (KCB).

Theo ông Thượng, Luật KCB ban hành là để áp dụng cho mọi người hành nghề trên đất nước Việt Nam. Do đó không phải vì hợp tác quốc tế, các bác sĩ nước ngoài được phép vào nước ta hành nghề mà không phải tuân theo quy định. Đã là hành nghề ở nước ta thì cả bác sĩ nội và ngoại đều phải thi để kiểm chứng năng lực.

"Sở Y tế TP có nguyện vọng tha thiết là việc thi tuyển để được cấp CCHN này phải được áp dụng cho tất cả các đối tượng hành nghề y trên khắp cả nước, kể cả bác sĩ nước ngoài. Bởi ngoài các mặt thuận lợi thì việc các bác sĩ nước ngoài vào nước ta hành nghề gây ra một số khó khăn.

PGS.TS Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - đề xuất thi CCHN cả bác sĩ nội và ngoại hành nghề tại Việt Nam - Video: LÊ TỨ

Đặc biệt ở một số phòng khám có yếu tố nước ngoài, dù có thanh tra xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhưng cuối cùng họ lại thành lập một điểm khác hành nghề y như cũ" - ông Thượng phân tích.

Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Khoa - phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - cho rằng: với một địa bàn rộng lớn, có hàng chục ngàn cơ sở y tế như ở TP.HCM, Sở Y tế TP đang phải quản lý một khối lượng công việc khổng lồ trong khi lực lượng quản lý rất mỏng.

Đặc biệt liên quan đến một số loại hình phức tạp như phòng khám Trung Quốc liên tục để xảy ra sự cố, tai biến, tai nạn. "Họ có nhiều chiêu thức để đưa người bệnh đến tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Đây có thể gọi là hình vi trấn lột người bệnh" - ông Khoa nói.

Nghi vấn phòng khám Trung Quốc hành nghề khi đã bị cấm tại TP.HCM

TTO - Phó vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế) Đinh Anh Tuấn vừa yêu cầu Sở Y tế TP.HCM làm rõ việc một phòng khám Trung Quốc đã bị tước giấy phép nhưng vẫn hành nghề, nhận phá thai to, nguy hiểm cho người bệnh.

HOÀNG LỘC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên