02/10/2012 08:34 GMT+7

Nhật phạt tù 2 năm nếu tải lậu từ Internet

THANH TRỰC
THANH TRỰC

TTO - Một chính sách cứng rắn trước các hoạt động vi phạm bản quyền trên mạng đã được Chính phủ Nhật Bản áp dụng, với án tù 2 năm hoặc án phí 2 triệu yen (khoảng 25.700 USD).

ua5dLb3Y.jpgPhóng to
Biểu tình phản đối chính sách phạt tù rất nặng trong quyết định thay đổi luật nhằm bảo vệ bản quyền nội dung số của Chính phủ Nhật Bản - Ảnh: Getty Images

Theo BBC, đây là kết quả từ cuộc vận động hành lang của các đại gia trong ngành công nghiệp âm nhạc tại Nhật Bản do xứ sở hoa anh đào là thị trường nhạc số có doanh thu lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.

Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Nhật cáo buộc lượng tải lậu nội dung đa phương tiện vượt xa lượng tải hợp pháp (mua trực tuyến), cụ thể tỉ lệ là 1/10 dựa trên khảo sát trong năm 2010 và 2011. Con số tải lậu tăng dần theo ước tính trong các tháng gần đây cũng được đưa ra.

Hoạt động tải lậu (download) có thể bị kết tội nếu người dùng bị phát hiện sao chép một tập tin lậu hoặc chứa một tập tin lậu trên máy tính của mình.

Tại Nhật Bản, tải lậu file từ Internet chính thức bị xem là hành vi phạm pháp kể từ năm 2010 nhưng thời điểm đó chưa có các mức phạt cụ thể.

Song song với hành vị tải lậu, hoạt động đưa lậu trái phép video và nhạc số lên mạng (upload) có thể bị kết án tù tối đa lên đến 10 năm và án phí 10 triệu yen (tương đương 128.400 USD hay 2,6 tỉ đồng).

Trong tháng 6, các chính trị gia Nhật đã cùng bình chọn thông qua sự thay đổi này trong hệ thống luật. Ngay lập tức sau đó, hàng loạt website của Bộ Tài chính Nhật, Tòa án tối cao, các website đảng phái chính trị LDP và DPJ, các hãng ghi âm và xuất bản... đã bị hạ gục bởi các cuộc tấn công mạng dồn dập.

Kế đến là cuộc biểu tình phản đối của một nhóm người đeo mặt nạ tượng trưng của nhóm hacker Anonymous đã tuần hành các phố mua sắm tại Tokyo.

Trong khi đó, Liên đoàn Luật sư Nhật, một nhóm đại diện cho các chuyên gia pháp lý, đã đưa ra thông cáo cho rằng hành vi vi phạm trên vẫn nên được kết vào án dân sự hơn là án hình sự. Theo nhóm này, "xử lý các hành vi cá nhân với các án phạt hình sự phải được thực hiện rất thận trọng, và thiệt hại tài sản gây ra bởi hành vi tải lậu của các cá nhân là không đáng kể".

Tuy vậy, những nỗ lực trên không hề làm suy chuyển các chính trị gia. Luật mới chính thức áp dụng kể từ ngày 1-10-2012.

Hiệu ứng lan rộng

Động thái của Chính phủ Nhật Bản là một phần trong chiến dịch ứng phó nạn vi phạm bản quyền số của nhiều nước trên thế giới.

Đầu năm nay, một trong những website lưu trữ và chia sẻ dữ liệu hàng đầu thế giới bởi Chính phủ Mỹ, bị bắt giữ ngay tại nhà riêng ở New Zealand. Kế đó, nhà chức trách Ukraine chấm dứt hoạt động của Demonoid (một mạng chia sẻ file BitTorrent) khiến nhóm hacker , trong khi Anh bỏ tù chủ nhân website cung cấp liên kết video SurftheChannel. Nhiều quốc gia khác tham gia ngăn chặn quyền truy xuất đến dịch vụ chia sẻ The Pirate Bay trong khi đồng sáng lập mạng torrent này bị bắt giữ tại Campuchia và áp giải về Thụy Điển vào đầu tháng 9 vừa qua.

Bạn đọc Nhịp Sống Số có thể tham khảo thông tin về ba dự luật SOPA, PIPA và ACTA qua các liên kết sau: | |

Những bộ luật mạnh tay với vi phạm bản quyền số vẫn còn bị phản đối ở nhiều nơi. Tại Mỹ, hai dự luật SOPA và PIPA đã gặp phải sự của cộng đồng người dùng Internet, cũng như một số chính trị gia. Nghị viện châu Âu cũng đã thông qua việc bác bỏ vào tháng 7 sau khi đối mặt với sự phản đối trên khắp khu vực.

Ngày 15-8, Hiệp hội Ghi âm Việt Nam (RIAV), MVCorp và sáu trang web âm nhạc trực tuyến lớn gồm Zing, Nhaccuatui, Nhac.vui.vn (24h), Socbay.com, Nghenhac.info và Go.vn tuyên bố sẽ đồng lòng thu phí tải nhạc trực tuyến với mức phí là 1.000 đồng/bài/lượt tải hoặc thu theo thuê bao hằng tháng (việc nghe nhạc trực tuyến vẫn hoàn toàn miễn phí), bắt đầu từ ngày 1-11-2012.

* Nhịp Sống Số: |

THANH TRỰC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên