Nhật - Ba Lan 0-1
Đó là những chỉ trích của chuyên gia bóng đá Mark Lawrenson trên trang BBC sau trận đấu giữa Nhật Bản và Ba Lan. Có lẽ không phải cựu cầu thủ bóng đá Ireland này bất bình mà gần như tất cả các cổ động viên xem trận đấu này đều cảm thấy khó chịu với thái độ thi đấu của đội bóng châu Á ở những phút cuối trận.
Phút 80, các cầu thủ trên sân được hay tin Colombia có bàn thắng vào lưới Senegal, đồng nghĩa với việc Nhật và Senegal bằng điểm, bằng số bàn thắng bại và phải dựa trên chỉ số fair-play để xác định đội bóng đi tiếp. Nhật Bản chịu 4 thẻ vàng, trong khi Senegal có đến 6 nên đại diện đến từ châu Á xếp thứ 2.
Từ đó trở đi, các "dũng sĩ samurai" không còn giữ được tinh thần võ đạo của mình mà thi đấu một cách không tôn trọng khán giả: Khi Ba Lan cầm bóng, họ không truy cản hoặc cố tình tránh né vì sợ thẻ phạt, còn khi bóng trong chân, Nhật Bản chơi trò chuyền qua lại để câu giờ một cách hợp lệ.
Đỉnh điểm từ phút thứ 90, khi cục diện gần như đã an bài, đội bóng áo xanh đi bộ chuyền bóng trước những con mắt… đứng nhìn của Ba Lan.
Phải nói rằng trận đấu này đã có "mùi sắp xếp" từ đầu khi cả Ba Lan và Nhật Bản đều rút nhiều trụ cột ra nghỉ.
Tuy nhiên nếu Ba Lan muốn tạo cơ hội cho các cầu thủ chưa ra sân có cơ hội tân hưởng bầu không khí của World Cup thì Nhật Bản cất Unui, Okazawa, Hasebe dường như cũng đã sẵn sàng cho lối chơi… nhàm chán và "dựa hơi" kết quả trận Colombia và Senegal để vào vòng trong khi đội bóng châu Á đang nắm nhiều lợi thế.
Cả trận, Nhật Bản và Ba Lan thi đấu cân bằng với tỉ lệ kiểm soát bóng 54% - 46% và số pha dứt điểm lần lượt là 10 - 11. Nhật Bản chủ yếu triển khai bóng chậm rải, giữ nhịp độ trận đấu luôn ở mức thấp và chờ đợi thông tin từ trận đấu còn lại.
Bàn thắng duy nhất của trận đấu đến từ một quả đá phạt ở khoảng cách 30m chếch về phía cánh trái. Kurzawa treo bóng chuyền vào cho Bednarek đã chọn sẵn vị trí thuận lợi đệm bóng ghi bàn.
May cho Nhật Bản, Senegal cũng thất bại 0-1 trước Colombia, đồng nghĩa với việc Nhật Bản đi tiếp do hơn đội bóng châu Phi về chỉ số fair-play.
Tuy nhiên, công bằng phán xét, Nhật Bản đã vì chỉ số fair-play - chỉ số chơi đẹp - của mình mà để cho khán giả chứng kiến một màn trình diễn phi thể thao hơn 10 phút cuối trận nhưng liệu có xứng đáng?
Đồ họa: BÌNH AN
Nhật Bản có một trận đấu không fair-play vì giành lợi thế chỉ số fair-play - Ảnh: REUTERS
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận