Các tổ chức y tế đang đẩy mạnh tuyên truyền phòng ngừa Ebola sau khi đã có hơn 1.500 người chết vì virút này - Ảnh: Reuters |
Giáo sư Jiro Yasuda và nhóm nghiên cứu thuộc ĐH Nagasaki nói phương pháp này cũng rẻ hơn so với phương pháp hiện đang được sử dụng ở Tây Phi, nơi đã có hơn 1.500 người chết vì Ebola.
"Phương pháp mới đơn giản hơn so với phương pháp hiện tại và có thể được sử dụng ở những nước không thể trang bị thiết bị đắt tiền", giáo sư Yasuda nói với AFP. Ông cũng cho biết hiện phương pháp này đã sẵn sàng đưa vào thực tế.
Giáo sư Yasuda cho biết nhóm của ông đã phát triển thứ mà họ gọi là "mồi" - một đoạn RNA (ribonucleic acid), làm tăng cường các gene Ebola trong mẫu bệnh phẩm. Sau đó, họ có được một mẫu DNA có chứa dòng Ebola và đun nóng đến 60-65 độ C. Nếu các mẫu trở nên đục trong vòng 30 phút, nghĩa là có virút Ebola trong cơ thể người.
Theo AFP, để phát hiện virút Ebola, phương pháp hiện nay đòi hỏi các bác sĩ tiến hành nhiều công đoạn và phải mất đến hai giờ mới có kết quả.
Trong một diễn biến liên quan, Tổ chức cơ đốc giáo SIM (Mỹ) ngày 2-9 xác nhận một bác sĩ của họ làm việc tại thủ đô Monrovia, Liberia đã bị nhiễm virút Ebola. Đây là bác sĩ người Mỹ thứ ba bị nhiễm virút này. Hiện bác sĩ nhiễm bệnh đã được cách ly và sức khỏe đang trong tình trạng ổn định.
Cùng ngày, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ tuyên bố sẽ cung cấp vốn cũng như hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật cho việc phát triển thuốc thử nghiệm ZMapp của hãng dược Mapp Biopharmaceutical. Đây là loại thuốc được cho là đã cứu sống hai bác sĩ Mỹ nhiễm virus Ebola ở Liberia và được kỳ vọng sẽ giúp khống chế "đại dịch" Ebola hiện đang lan sang nhiều nước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận