Điều này cho thấy Nhật chính thức bước chân vào lãnh địa lâu nay lệ thuộc nhiều vào kinh tế Trung Quốc
Tại thị trấn Take Savannakhet (Lào) bên dòng Mekong, tám công ty Nhật vừa đi vào vận hành, trong đó có nhà máy chế tạo ống kính Nikon và một nhà máy sản xuất linh kiện ôtô thuộc Toyota. Tokyo đang muốn thay đổi cán cân đầu tư tại đất nước này, vốn trước nay Trung Quốc luôn dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực như khai mỏ, thủy điện, nông nghiệp...
Khu công nghiệp tại Savannakhet chỉ là một phần của dự án lớn Chính phủ Nhật đang triển khai tại đây, ngoài ra còn có một cây cầu bắc qua sông Mekong nối với Thái Lan và nâng cấp một đường cao tốc đến biên giới với Việt Nam.
Đây là một ví dụ cho chính sách tái cân bằng viện trợ và đầu tư của Nhật trước Trung Quốc tại Đông Nam Á. Năm 2012, Việt Nam nhận được 1,7 tỉ USD, số tiền viện trợ lớn nhất trước nay Nhật trao cho một quốc gia. Campuchia và Myanmar cũng đang tiếp nhận luồng viện trợ ngày càng tăng từ Nhật.
“Rõ ràng ta thấy đối chọi lại Trung Quốc là một phần quan trọng trong chính sách viện trợ của Nhật” - giáo sư David Potter của ĐH Nanzan (Nhật) nhận xét. Chính sách này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực đang gia tăng.
“Chúng tôi hi vọng nền công nghiệp tại các quốc gia Đông Nam Á trở nên lớn mạnh để họ có thể độc lập mà không còn dựa vào Trung Quốc” - một quan chức Bộ Công thương Nhật thừa nhận mục tiêu của chính sách.
Tokyo đang tái hiện chiến lược đã từng thực hiện thành công tại Thái Lan thập niên 1980-1990. Hiện nay, Nhật chiếm đến 2/3 đầu tư nước ngoài tại Thái Lan, từ chế tạo ôtô cho đến thiết bị điện tử. Mức lương trung bình của Thái tăng 40% trong hai năm gần đây và tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận