Phóng to |
Mạch điện “cực mỏng” - Ảnh: nature.com |
Báo cáo của các nhà khoa học tại ĐH Tokyo (Nhật) tiết lộ mạch điện “siêu mỏng” khi được cấy ghép vào cơ thể có thể theo dõi được tất cả các loại dữ liệu vật lý, từ nhiệt độ cơ thể, huyết áp cho đến các xung điện từ cơ bắp hoặc tim.
Theo Japan Today, mạch điện cực mỏng này có độ dày chỉ khoảng 2 micromet (1 micromet bằng 1 phần triệu của mét), trong khi vỏ bọc nillông được sử dụng đi chợ có độ dày tới 10 micromet; và có trọng lượng chỉ khoảng 3g/m2.
Trong thí nghiệm công bố trên chuyên san Nature cho biết thiết bị điện tử này “siêu mỏng” và “siêu nhẹ” - nhẹ tới mức khi họ cho rơi từ trên cao xuống thì nhận thấy nó rơi từ từ, đong đưa trong gió và rơi xuống đất chậm hơn nhiều so với một chiếc lông chim.
Giáo sư Takao Someya, làm việc tại ĐH Tokyo - người trực tiếp nghiên cứu, chế tạo mạch điện này - nói mạch điện siêu mỏng có thể cấy ghép bám dính vào tất cả bề mặt của cơ thể. Nó hoạt động ngay cả khi bị nhàu nát hay kéo dãn; ngoài ra, nó có thể “thích nghi” ở nhiệt độ cao và trong môi trường dung dịch nước.
Chế tạo mạch điện “siêu mỏng” này có ý nghĩa quan trọng giúp thay thế các cảm biến y tế được sử dụng hiện nay thông thường là từ vật liệu cứng silicon và các vật liệu tương đối cứng khác gây một số khó chịu cho con người đang phải cấy ghép nó.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận