Ảnh: REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Yukiyasu Kamitani, một trong những nhà khoa học, cho biết: "Bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo, chúng tôi nghiên cứu các phương pháp tái tạo hình ảnh mà con người đã nhìn thấy bằng cách xem xét hoạt động của não bộ."
Để kiểm tra mô hình, các nhà khoa học đã đặt hình ảnh các loài chim, bảng chữ cái, và các dạng hình học, rồi cho một người ngồi xem.
Khi người đó nhìn vào hình ảnh, não bộ sẽ hoạt động và hệ thống AI sẽ quét ngay sóng não.
Liên tục thí nghiệm trong vòng 10 tháng như vậy, AI có thể xác định sóng não nào biểu thị cho đối tượng hoặc ý nghĩa nào.
Đặc biệt, khi quét sóng não, hệ thống đã phát hiện có một sự giống nhau giữa những người tham gia thí nghiệm khi cùng nhìn vào một hình ảnh. Điều này cho thấy não bộ xử lý các thông tin qua giác quan, trong đó có thị giác, theo cách phân cấp thành nhiều lớp màu và cấu trúc khác nhau trên những hình ảnh khác nhau.
Tuy nhiên, khi phân tích chủ thể suy nghĩ gì về hình ảnh mình nhìn thấy, hệ thống đã gặp một chút khó khăn khi đưa ra kết quả.
Nhà khoa học Yukiyasu Kamitani cho biết hệ thống AI hiện vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện để có thể "đọc" nhiều dạng suy nghĩ hơn trong những tình huống phức tạp hơn.
Mặc dù sự phát triển của AI có thể làm nhiều người sợ hãi nhưng nhóm nghiên cứu khẳng định công nghệ này sẽ rất có ích cho nhân loại.
Kamitani nói: "Mô hình AI có thể được sử dụng như một biểu tượng cho cấu trúc phân cấp của bộ não con người, giúp chúng ta dễ dàng hình dung ảo giác của bệnh nhân tâm thần, cho phép chúng ta giao tiếp với hình ảnh hoặc suy nghĩ của người khác.
Nó thậm chí còn hỗ trợ cho quá trình sáng tạo bằng cách cho phép mọi người vẽ hoặc thiết kế bằng trí tưởng tượng của mình.
Việc giải mã những gì một người thực sự suy nghĩ sẽ không còn là chuyện viễn tưởng."
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận