Cách đây mấy tuần, Tsutomu Okada chẳng thể hình dung mình sẽ làm việc cạnh người vợ và cô con gái, hay giao tiếp với đồng nghiệp qua màn hình laptop.
“Mỗi ngày tôi phải đi làm một giờ và về nhà một giờ nữa, vì vậy tôi rất vui mình không còn phải như vậy,” Okada, nay đã ngoài 45, chia sẻ với tờ Guardian. “Và tổ chức các cuộc họp trực tuyến không gặp phải vấn đề gì.”
Okada, nhân viên một công ty lớn tại Nhật, bắt đầu làm việc ở nhà hai ngày một tuần từ cuối tháng Hai, nhưng đến cuối tháng Ba, anh đã làm việc hoàn toàn tại nhà, khi tốc độ lây lan covid-19 tại thủ đô Tokyo tăng mạnh.
Công ty 40000 nhân viên của anh, dù vậy, đã có kế hoạch cho nhân viên làm việc tại nhà từ trước, để đối phó với sự tăng luồng lưu thông xoay quanh Olympics Tokyo (nay đã hoãn lại một năm) sắp tới.
“Đương nhiên có những lúc tôi phải ở văn phòng rồi,” Okada cho biết thêm. “Khoảng 80% đồng nghiệp của anh hiện đang làm việc từ xa.”
Đại dịch buộc nhiều công ty phải tiến hành các thay đổi mà chính phủ Nhật từ lâu đã khuyến khích, với hy vọng thu hút nhiều lao động nữ trở lại với công việc sau khi sinh nở và đàn ông tham gia nhiều hơn vào việc nhà và chăm sóc con cái.
Một khảo sát năm 2019 thấy rằng chỉ 19% công ty đưa ra phương án lựa chọn làm việc từ xa, nhưng chỉ 8,5% áp dụng.
Không công nhận làm việc tại nhà xuất phát từ một nền văn hóa doanh nghiệp đánh giá cao sự hiện diện của nhân viên tại nơi làm việc “quên thời gian”, để chứng minh sự trung thành của mình.
“Người Nhật vẫn giữ hình ảnh làm việc từ xa không phải công việc đích thực, chỉ vì ta không hiện diện ở công sở,” Haruka Kazama, một nhà kinh tế học tại viện nghiên cứu Mizuho cho biết.
Hình ảnh nhân viên công sở mệt nhoài, ngủ thiếp trên tàu điện đông kịt, và say xỉn sau khi bù khú với đồng nghiệp hiện đang bị thách thức bởi đại dịch.
Kazama cho biết, “tình thế buộc các công ty phải cho nhân viên lựa chọn làm việc từ xa.”
Hitachi đã áp dụng làm việc từ xa cho 50000 nhân viên tại Tokyo, còn hãng quảng cáo Dentsu đã đóng cửa văn phòng tại Tokyo, yêu cầu 5000 nhân viên làm việc tại nhà sau một ca dương tính corona.
Đại dịch cũng khuyến khích nhân viên tìm cho mình một sự cân bằng giữa công việc và đời sống. Yuki Sato, một nhân viên startup tại Tokyo, đã mở một văn phòng nhỏ ở nhà cùng vợ và con. Làm việc từ xa cũng đồng nghĩa anh không còn phải chịu đựng việc di chuyển thời gian đến chỗ làm và có nhiều thời gian hơn cho các cô con gái, khi trường học đóng cửa.
“Tôi chưa bao giờ về nhà trước 8 giờ tối. Giờ tôi có thể tắm cho các con vào buổi tối.” Sato đã làm việc tại nhà từ tháng Hai.
Làm việc từ xa cũng kích lên việc mua sắm web cam, headphone, nhưng một số thói quen analog vẫn không bao giờ chết đi. Giữa thời đại hợp đồng điện tử, nhiều công ty Nhật vẫn yêu cầu nhân viên in ấn giấy tờ và sau đó đóng dấu tay.
Mariko Kitano, làm việc cho một công ty sản xuất truyền hình, chia sẻ, “Tôi sống một mình, do đó làm việc từ xa rất tiện. Tôi dĩ nhiên vẫn theo kịp deadline, nhưng cũng có thể nghỉ ngơi và làm những việc riêng như phơi quần áo.”
“Những tuần lễ vừa qua chứng minh rằng làm việc từ xa có rất nhiều lợi thế. Tôi không nghĩ chúng ta có thể quay trở lại như trước kia, bất chấp quan điểm về công việc tại Nhật…”
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận