Dự Luật Quảng cáo sửa đổi đề xuất người nổi tiếng khi đăng ý kiến về kết quả sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm bổ sung... phải trực tiếp sử dụng sản phẩm.
Bộ Y tế gửi công văn đến các địa phương yêu cầu tiếp tục tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng.
Cùng với việc lén lút gắn những đường dẫn link ẩn vào các trang mạng của các cơ quan nhà nước, đang có hiện tượng lợi dụng các trang mạng cũ của trường học, cơ sở giáo dục để công khai quảng cáo các dịch vụ bất hợp pháp.
Nghệ sĩ Cát Tường nói đã hết hợp đồng với sản phẩm sữa tiểu đường Diasure khoảng 5-6 tháng nay và "không muốn dính líu nữa".
Trước thực trạng người nổi tiếng quảng cáo thuốc và mỹ phẩm bất chấp chất lượng, dự thảo sửa đổi Luật quảng cáo sẽ buộc người nổi tiếng, người chuyển tải nội dung chịu trách nhiệm với nội dung quảng cáo
Ngay sau các bài viết của Tuổi Trẻ, nhiều doanh nghiệp cho biết đã lập tức yêu cầu các đối tác quảng cáo, chủ mạng lưới quảng cáo giải trình vụ việc.
View càng nhiều, tiền được chia từ quảng cáo càng lớn nên nhiều kênh YouTube đã bất chấp "sáng tạo" những nội dung nhảm, xàm hòng câu view.
Ngoài việc dễ thu hút đông người xem bởi sự tò mò, các nội dung quảng cáo xấu độc, vi phạm bản quyền, thuần phong mỹ tục còn có chiêu giá rẻ, chiết khấu lớn… khiến nhiều người có thẩm quyền sẵn sàng chi tiền 'tài trợ'.
Năm 2022, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã tiến hành xử phạt vi phạm về quảng cáo 23 cơ sở với tổng tiền phạt hơn 1 tỉ đồng. Cục đề nghị cần xử lý nghiêm các nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai sự thật.
Sau thời kỳ nở rộ quảng cáo rao vặt nội dung cho vay, hút hầm cầu đến lượt ứng dụng gọi xe công nghệ, quảng cáo kênh YouTube bôi bẩn nhiều vị trí ở trung tâm Đà Nẵng.
Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Úc (ACCC) vừa thông báo sẽ tiến hành điều tra nhằm phát hiện những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội thông đồng với các thương hiệu mà họ đang quảng cáo để đăng tải nội dung quảng cáo sai sự thật.