TTCT - Vượt ra ngoài những buổi hòa nhạc và đĩa bạch kim, những ca khúc hot hit của thời đại mang thêm sứ mệnh cao cả trong việc giáo dục hồi sức tim phổi (CPR) đúng cách. Ảnh: The SunNgày 29-11, Taylor Swift ra mắt ca khúc mới về tình yêu tan vỡ, You're Losing Me (From The Vault). Chỉ vài ngày sau, hôm 1-12, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đăng Facebook, khẳng định lời bài hát mới của nữ ca sĩ (Anh sắp mất em rồi) có thể làm tan nát con tim của bất kỳ ai, "nhưng phần nhịp có thể cứu mạng người khác". Từ khóa ở đây là phần nhịp (tempo). Bài viết giải thích: You're Losing Me (From The Vault) có tempo 103 nhịp một phút, "nhịp độ chuẩn xác trong việc thực hành ép tim ngoài lồng ngực (Hands-Only CPR)".Bài viết nhận được hơn 14.000 lượt tương tác và hơn 11.000 lượt chia sẻ từ những nhân viên y tế và cả người ngoài lĩnh vực. Sau đó, AHA tiếp tục chia sẻ một số ca khúc có nhịp độ từ 100-120 phút, như "bài ca nghỉ việc" Break My Soul của Beyonce, phù hợp cho người mới bắt đầu học sơ cấp cứu."Nhạc chuẩn CPR" nghe có vẻ lạ tai, nhưng chúng được lựa chọn hoàn toàn dựa trên cơ sở khoa học. Theo AHA, thông thường ở người lớn, sơ cứu viên phải duy trì ép tim với tần số 100 lần/phút, với chu kỳ 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt. Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần ép tim ngoài lồng ngực đúng cách (duy trì tần số ép tim ổn định, ép đủ sâu, hạn chế hết mức việc nghỉ tay) cũng có thể tăng tỉ lệ sống còn lên gấp hai đến ba lần.Việc ép tim ngoài lồng ngực quan trọng hơn thổi ngạt vì lực ép từ đôi tay lên ngực thúc đẩy việc tưới máu mô lên tim và não. Số lần ép tim phải ở mức từ 100 - 120 lần/phút nhằm duy trì lưu lượng máu ổn định; nhịp thấp hơn sẽ làm giảm tỉ lệ sống sót, trong khi cao hơn sẽ làm căng xương ức, cản trở lưu lượng máu quay về tim.Thực tế cho thấy có nhân viên y tế ép tim với số lần thấp hơn 90 lần/phút hay cao quá mức 120 lần/phút. Giải pháp là sử dụng máy đếm nhịp hoặc sáng tạo hơn là ứng dụng âm nhạc (áp dụng cho cả việc giảng dạy lẫn thực hành CPR). Các nhà giáo dục y tế tin rằng khi nghe nhạc với nhịp điệu tương thích với quy định của hướng dẫn, âm nhạc in sâu vào tâm trí người học sơ cứu, từ đó hình thành "trí nhớ âm nhạc", giúp họ ép tim ngoài lồng ngực đúng nhịp hơn.Nghiên cứu năm 2010 của tác giả Naushhaduddin và cộng sự cho thấy sau khi áp dụng video hướng dẫn thủ thuật CPR trên nền nhạc Stayin' Alive của Bee Gees, số nhịp ép tim ngoài lồng ngực của y tá và bác sĩ cấp cứu đã cải thiện lên được 117 lần/phút.Một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng từ 2014-2015 của nhóm tác giả đến từ Trường điều dưỡng và Đại học Y khoa Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy việc lồng ghép nhạc vào chương trình dạy sơ cấp cứu ở sinh viên điều dưỡng năm 2 giúp cải thiện việc ghi nhớ thao tác ngay trong buổi học và 6 tuần sau khi kết thúc. So với nhóm can thiệp (được cho nghe nhạc để thực hành ép tim ngoài lồng ngực), nhóm đối chứng đạt điểm thấp hơn trong việc thực hiện CPR đủ số nhịp.Tháng 10-2022, Quỹ Tim mạch Anh (British Heart Foundation) tung chiến dịch độc đáo để "người mê nhạc khắp nước học kỹ năng cứu người trong khi nghe các giai điệu yêu thích của mình". Theo đó, bằng cách vào trang lifesavingbeats.com, người dùng có thể tự tạo danh sách phát các bài hát "tủ" của mình (miễn đạt nhịp độ từ 100-120 lần/phút), sau đó tham gia khóa đào tạo CPR trực tuyến miễn phí trong 15 phút. Họ có thể chia sẻ lại danh sách của mình cho người khác, hay truy cập danh sách "nhạc CPR" của người khác hoặc học CPR theo danh sách phát của tổ chức.Trên mạng xã hội, nhiều nghệ sĩ tên tuổi như Anne-Marie, KT Tunstall, Calum Scott… tích cực tham gia chiến dịch bằng cách giới thiệu các bản hit phù hợp để khán giả vừa nghe vừa học CPR.Trở lại bài hát mới của Taylor Swift. Một số Swifties (biệt danh để chỉ những người hâm mộ cô) khi nghe tin đã chỉ ra sự trùng hợp hài hước: giai điệu của ca khúc có tiếng nhịp tim chậm lại của nữ ca sĩ và ca từ về việc mất đi một ai đó. Họ dí dỏm cho rằng khi đang nghe You're Losing Me (From The Vault) để ép tim ngoài lồng ngực, chính họ cũng cảm thấy "như sắp chết" vì thông điệp chia tay quá đau đớn trong đó. Điều này càng thú vị nếu nhìn lại cách bài Stayin' Alive (Hãy sống nhé) được chọn cho nghiên cứu năm 2010.Cộng đồng mạng cũng đề xuất thêm một số ca khúc "chuẩn CPR" có tựa tréo ngoe theo nghĩa đen khác, như Stay Stay Stay (Hãy ở lại) của Taylor hoặc Under Pressure (Chịu áp lực) của Queen. Năm 2021, một bài báo khoa học của nhóm bác sĩ ở Bệnh viện Nhi đồng Randwick (Úc) đặt lại câu hỏi về tính hiệu quả của việc dạy CPR cho trẻ em qua âm nhạc. Khảo sát được thực hiện trên hai nhóm: nhóm thực hành ép tim qua bài hát BabyShark và nhóm ép tim qua việc nghe tiếng kêu của cá voi (âm thanh không rõ ràng về nhịp độ). Kết quả cho thấy không có sự khác biệt trong số lần ép tim ngoài lồng ngực trong một phút giữa cả hai nhóm, nhưng nhóm nghe Baby Shark có xu hướng tạo lực ép sâu hơn lên người nạn nhân. Điều này cho thấy việc nghe nhạc giúp người học thực sự tập trung nhiều vào chất lượng qua mỗi lần ép tim. Bên cạnh đó, do bối cảnh tình huống khẩn cấp, cơ thể tăng tiết adrenaline khiến tốc độ thực hiện ép tim nhanh hơn một cách tự nhiên. Tags: Âm nhạcTaylor SwiftHồi sức cấp cứuCPR
Bầu cử Mỹ: Đe dọa đánh bom làm gián đoạn bầu cử ở Georgia DUY LINH 05/11/2024 Năm mối đe dọa đánh bom đã làm gián đoạn bầu cử tại hai địa điểm ở Georgia, trong khi tại hạt Cambria, Pennsylvania xảy ra 'sự cố phần mềm'...
Vụ 20 trẻ mầm non vào viện nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột: Sẽ làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể DƯƠNG LIỄU 05/11/2024 Chiều 5-11, UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu tổ chức họp báo đột xuất cung cấp thông tin về vụ việc trẻ nhập viện nghi ngộ độc do ăn nhầm thuốc diệt chuột tại Trường mầm non xã Giang Ma.
Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy và ca sĩ Quốc Kháng bị bắt vì 'chạy án' ĐAN THUẦN 05/11/2024 Bà Lê Thị Mỹ Châu (chủ tịch HĐQT Công ty Pharmacy Group) bị bắt tạm giam, vì móc nối với ca sĩ Quốc Kháng để 'chạy án' cho một bị can đang bị Công an TP.HCM tạm giam.
Nhận tiền giúp hoãn nhập ngũ, phó chỉ huy trưởng quân sự bị bắt LÊ TRUNG 05/11/2024 Nhận tiền của người khác để giúp hoãn gọi khám nghĩa vụ và hoãn nhập ngũ, phó chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự xã ở Quảng Nam bị bắt tạm giam.