Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Lễ động quan diễn ra sáng 10-1-2008 tại nhà riêng của ông, số 11/12 Phước Bình, quận 9, sau đó đưa về Huế an táng tại đồi Nam Giao. Trong số những sáng tác nổi tiếng của ông có: Huế xưa, Miền Trung yêu dấu, Tôi viết nhạc buồn, Nhớ (thơ Tố Như), Được tin em lấy chồng... |
Trong gia tài hơn 200 ca khúc ông để lại, gần như tất cả đều là những bản "thất tình ca". Những Giọt lệ đài trang, Con đường xưa em đi, Đừng nói xa nhau, Xin làm người tình cô đơn... đều là lời chia biệt cho những cuộc tình đẹp nhưng nhiều ngang trái.
Để viết ra được những khúc ca lay động lòng người ấy là cả một vốn liếng âm nhạc đồ sộ. Cha ông là nghệ nhân ca Huế Châu Huy Hà, chị ruột là Châu Thị Minh trong "ngũ nữ minh tinh" làng văn nghệ gồm Phùng Há, Năm Phỉ, Châu Thị Minh, Ái Liên, và Bích Hợp.
Ở Trường Lycée Khải Định, vốn cổ nhạc của ông càng thêm phong phú khi học nhạc với sư huynh Pièrre Thiều - một người am tường nhạc lý, sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ phương Tây. Âm hưởng cổ nhạc miền Trung của Châu Kỳ tìm thấy rõ nhất qua những tác phẩm như Khúc ly ca, Từ giã kinh thành, Mưa rơi (lời Ưng Lang), Khi ánh trăng vàng lên khơi...
Bỏ học theo nghiệp cầm ca chỉ với một mục đích kiếm tiền giúp cha mẹ già rồi trở thành thủ lĩnh ban nhạc Tiếng Thùy Dương, tên ông đã được ghi trang trọng trong hành trình phát triển của nền tân nhạc VN một thời rực rỡ. Vào cuối những năm 1930, ở VN hầu hết là nhạc Pháp nên những sáng tác của Châu Kỳ đã đặt nền móng cho dòng nhạc boléro kết hợp giữa nhạc Tây và cổ nhạc Việt. Nhiều nhạc sĩ theo thể loại trữ tình quê hương hiện nay đều không phủ nhận đã chịu ảnh hưởng từ ông.
Dù có những tác phẩm được nhiều người biết tiếng, nhạc sĩ Châu Kỳ cùng vợ vẫn sống đời đạm bạc. Cho đến những giây phút cuối đời, ông vẫn không hề trách giận cuộc đời đã mang cho ông lắm trái ngang. Người nghệ sĩ ấy vẫn chỉ tâm niệm làm sao sống trọn vẹn với người, với mình...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận