Anh Đ. (37 tuổi, ngụ Đồng Nai) từng than thở về câu chuyện trớ trêu trên của chính mình.
Anh là dân buôn bán, chị vẫn thường theo phụ nhưng tập trung phần lớn để chăm con. Kinh tế gia đình thuộc dạng có của. Ngoài khoản vốn để chủ động làm ăn, còn bao nhiều tài sản, đất đai, tiền vàng giá trị chị nắm hết trọi.
Đang yên lành, vợ chồng thắm thiết thì anh hay tin vợ và gia đình đã làm xong thủ tục cho tài sản, ra sổ một mảnh đất nhưng gần như ai cũng giấu anh. Hỏi han vài nơi, anh biết được chỉ chị vợ đứng tên trên tài sản ấy.
Anh Đ. tâm sự vì làm chủ được kinh tế, nên dù mảnh đất đó có giá trị lớn, anh ít quan tâm. Điều khiến anh buồn và khó hiểu rồi nghĩ mãi không tìm được lý do mọi người phải giấu anh chuyện ấy.
Để con cái khỏi buồn phiền, anh ngậm ngùi quyết định vờ như không biết. Cơn giận, bao buồn bực như được đẩy lên đỉnh điểm khi anh hay tin chị vợ đã chi hơn 100 triệu đồng để làm thủ tục sang tên, đóng thuế, chuyển đổi mục đích...
Dù có là "của chồng công vợ" đi nữa, nhưng nhìn nhận thực tế thì toàn bộ tài sản mà gia đình có đều nhờ phần lớn sự nỗ lực bươn chải của anh Đ. mà nên.
"Biết làm sao đây?! Vài ba tỉ chả đáng, nhưng buồn lắm. Xổ ra là banh chành ngay. Tui nóng tính mà, còn đằng vợ chắc cũng sẽ rùm beng", anh Đ. trong một lần than thở.
Ai cũng có phần lý của mình, khi sau vài lần anh thăm dò, chị cho rằng đó là ý kiến của bố mẹ và "cũng là của cải của hai vợ chồng thôi". Còn với anh thì đó là một hành động xúc phạm và khiến mình tự ái lắm.
Theo bạn, có nên buồn khi nhà vợ/chồng chia tài sản riêng mà mình được xem như người ngoài không? Mời bạn chia sẻ câu chuyện, bài học về địa chỉ email [email protected]. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận