TTCT - Đổi mới với ý thức xây dựng một cơ sở mỹ học mới từ ngay trong thực tế nội tình văn học ở trong nước là điều quan trọng nhất. Đó là điều mà các thế hệ nhà văn đổi mới trong 30 năm qua đã làm được. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (Ảnh: Cầm Phan)Năm 1986, “cùng tắc biến, biến tắc thông”. Ngày 15-12-1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố “đổi mới”. Bấy giờ tôi 36 tuổi, “tam thập nhi lập”, vừa tròn ba giáp. Hoàn cảnh đất nước bấy giờ khá thê thảm. Mẹ tôi mất ngày 12-3-1987. Sau tang mẹ, tôi ngồi viết truyện Tướng về hưu. Đám tang trong truyện y hệt đám tang mẹ tôi.Tôi gửi bản thảo truyện Tướng về hưu cho báo Văn Nghệ khoảng tháng 4-1987. Biên tập viên bấy giờ là Ngô Ngọc Bội nhận bản thảo. Báo Văn Nghệ in truyện này ngày 20-6-1987 (gộp ba số 24, 25, 26 lại thành một số). Trong truyện, Ngô Ngọc Bội sửa chữ “tếu” thành chữ “láo” trong câu thoại: “Cái Vy hỏi: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm có phải không ông?”. Cha tôi chửi: “Mẹ mày! Láo!”.Thời gian này tôi mới ở miền núi Sơn La chuyển về Hà Nội, chỉ là một nhân viên quèn ở Công ty Sách - thiết bị trường học (Bộ Giáo dục), tôi chưa có tên tuổi gì ở trên văn đàn, chưa có tâm thế và sự cả gan để mắng câu thơ “đường ra trận mùa này đẹp lắm” của Phạm Tiến Duật là “láo” được (Phạm Tiến Duật cũng là thần tượng trong thời trẻ của thế hệ thanh niên chúng tôi).Bản thảo truyện Tướng về hưu viết tay, sau này được Bùi Xuân Phái viết chữ sơn dầu trên bìa màu xanh, hiện lưu giữ trong bộ sưu tập của gia đình ông Phạm Văn Bổng ở số nhà 93 Hàng Buồm, Hà Nội.Bìa Đoàn KếtTruyện Tướng về hưu xuất ngoại lập tức được in trên tạp chí Đoàn Kết số 395 tháng 10-1987 của Hội Người Việt Nam tại Pháp do Trần Hải Hạc và Bạch Thái Quốc chuyển đi, sau này được Kim Lefevre dịch và in trên tạp chí Les Temps Modernes số 512 tháng 3-1989 (tạp chí này do Jean-Paul Sartre và Simone De Beauvoir chủ trương).CÂY VIẾT TRONG TAY THƯỢNG ĐẾ30 năm đã qua, truyện Tướng về hưu được một số người coi là mốc đánh dấu mở đầu cho thời đổi mới văn học ở Việt Nam. Nói như lời mẹ Teresa, “tôi chỉ là một cây viết trong tay Thượng đế”, truyện Tướng về hưu ngoài việc “cập thời vũ” (mưa đúng lúc), hợp về thời gian lịch sử, nó đã làm được hai việc rất quan trọng, đáng gọi là “đổi mới” ở trong văn học:Một là về hình thức: Đây là tác phẩm đặc sắc có tính chất bạo động về ngôn ngữ (tôi dùng khái niệm bạo động về ngôn ngữ để chỉ chung cho cả một thế hệ nhà văn đổi mới cùng thời như Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Quang Thiều, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Việt Hà, Lại Văn Long, Đỗ Phước Tiến, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư...) Trước đổi mới, văn học chỉ có một giọng điệu mà Nguyễn Minh Châu gọi là “văn học minh họa”.Hai là về nội dung: Đây là tác phẩm đặc sắc đưa được “đạo” vào nội dung tác phẩm văn học. “Đạo” đây nên hiểu là con đường tự nhiên, con đường thoát hiểm, con đường sống sót, con đường hi vọng. Nó là trăm ngàn sắc thái trong cuộc sống bình thường của con người ta như sinh, lão, bệnh, tử, ái, ố, hỉ, nộ, dục, ưu, lạc...Giống như lời trong bài hát Mùa xuân đầu tiên của Văn Cao “ngày bình thường”, “mùa bình thường”, “khói bay trên sông, gà gáy bên sông”, “người biết thương người, người biết yêu người”... Dấu hiệu nhận biết đầu tiên của “đạo” là nụ cười, sau đó là những biểu hiện của tình yêu thương với lòng chẳng nỡ, tính nhân văn...Lê Quý Đôn từng nói: “Văn chương có đạo thì thịnh, không như thế thì suy”. Văn học hướng về sự sống, “mang khuynh hướng lý tưởng và khuynh hướng duy tâm” (di chúc văn chương của Alfred Nobel) chứ không phải là văn chương vô thần, cổ vũ hoặc ngụy biện cho tinh thần thực dụng, bạo lực, cho chiến tranh, cho khủng bố (dù với tính chất gì đi nữa).Trong mối tương quan với các truyện khác, Tướng về hưu chưa phải là truyện “đổi mới” triệt để. Truyện vẫn còn có sự rào đón trước sau trong câu chuyện của “người kể chuyện”. “Đổi mới” dứt khoát phải là truyện Không có vua, sau đó là Con gái thủy thần, Những người thợ xẻ, bộ ba truyện giả lịch sử Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết (thực chất bộ ba truyện này là truyện bịa đặt lịch sử. Lịch sử nào cũng bịa đặt, cũng “dường như”. Alexandre Dumas nói: “Lịch sử là chỉ là cái đinh để tôi treo lên đó trí tưởng tượng của mình”. Lịch sử nào thật ra cũng được dựng lên nhằm mục đích biện hộ, giải thích cho những tư tưởng chính trị “đang là”, “đang diễn ra”, “đang thượng phong”, “đang đắc thế” mà thôi).Bìa Les Temps ModernesTHÊM VÀI Ý KIẾN VỀ KHÁI NIỆM “ĐỔI MỚI”Đổi mới là thay cái cũ bằng cái mới, phù hợp với hoàn cảnh mới. Tất cả đều diễn ra trong “dịch”, trong dòng chảy lịch sử. Phản ứng lại kiểu gì với nó cũng chỉ là “chạy ngược trên chiếc thuyền xuôi”, không phải là phản ứng tích cực. Điều quan trọng là hòa nhập, đồng thuận được với hoàn cảnh.Đổi mới có nhiều cách, nhiều “cảnh giới”: Đầu tiên phải là phá vỡ cái cũ, giống như khoan cắt bêtông, giải phóng mặt bằng, rất khó chịu, thậm chí bất công và lộn xộn. Trong văn học có lẽ đó là trường hợp của Trần Mạnh Hảo, Trần Huy Quang, Nguyễn Quang Lập... và một số cây bút ký sự như Phùng Gia Lộc, Hoàng Hữu Các...Đổi mới trên cơ sở mỹ học cũ, có cơi nới, phản tỉnh, đắp điếm thêm. Trong văn học có lẽ đó là trường hợp Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Mai Ngữ, Vũ Bão, thậm chí Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Hoàng Minh Tường...Đổi mới với ý thức xây dựng một cơ sở mỹ học mới từ ngay trong thực tế nội tình văn học ở trong nước là điều quan trọng nhất. Nó hợp thời: “Tác hữu trần sa hữu/Vi không nhất thiết không” (Có thời có tự mảy may/Không thời cả thế gian này cũng không). Đó là điều mà các thế hệ nhà văn đổi mới trong 30 năm qua đã làm được. Không nên coi là sai đúng, chỉ biết rằng nó đã diễn ra, nó sống, nó tồn tại.Văn học thật sự luôn hướng về chân - thiện - mỹ, luôn giữ gìn được bản sắc dân tộc và tìm đến sự hòa nhập trong thế giới văn minh. Tags: Đổi mớiNguyễn Huy ThiệpTướng về hưuTôi viết Tướng về hưuVăn học đổi mới
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.