Những người phản đối sắc lệnh tạm hạn chế đi lại của Tổng thống Trump tại sân bay Logan, thành phố Boston, bang Massachusetts - Ảnh: Reuters |
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer trong một tuyên bố nói rằng Bộ Tư pháp Mỹ sẽ tìm giải pháp khẩn cấp để ngăn chặn hiệu lực của vị .
“Sắc lệnh của Tổng thống đưa ra nhằm bảo vệ đất nước, ông ấy có quyền lập hiến và có trách nhiệm bảo vệ người dân Mỹ”, USA Today ngày 4-2 dẫn lời ông Spicer.
Sắc lệnh của ông Trump thực tế có nội dung hoãn kế hoạch tiếp nhận người di cư, kèm theo một số biện pháp hạn chế nhập cảnh nước Mỹ đối với người tị nạn và người dân từ 7 quốc gia gồm Syria, Yemen, Sudan, Lybia, Iran, Iraq và Somalia.
Tuy vậy vào ngày 3-2, thẩm phán liên bang James Robart tại thành phố Seattle (bang Washington), đã ra quyết định chặn sắc lệnh tạm cấm nhập cư của tổng thống Trump. Lệnh này được cho áp dụng trên toàn quốc và sẽ có hiệu lực ngay lập tức, trước khi ông Robart đưa ra văn bản.
Đêm 3-2 (giờ Mỹ), ông Robart tiếp tục đưa ra lập luận cho quyết định của mình. “Sắc lệnh của Tổng thống Trump ảnh hưởng xấu đến công dân của bang Washington ở lĩnh vực việc làm, giáo dục, kinh doanh, quan hệ gia đình và quyền tự do đi lại. Những tác hại ấy rất đáng kể và kéo dài liên tục”, báo Seattle Times dẫn lời ông Robart.
Trong thời gian ngắn nhất có thể, Bộ Tư pháp dự kiến phát hành một lệnh chặn khẩn cấp đối với quyết định của thẩm phán Robart, đồng thời bảo vệ sắc lệnh của Tổng thống Trump, ông Spicer cho biết thêm.
Nếu Bộ Tư pháp quyết định hành động như trên, chính phủ liên bang sẽ tìm cách kháng lại quyết định của thẩm phán Robart. Trong khi đó, các quan chức của bang Washington sẽ trao đổi với chính phủ liên bang trong vài tuần tới, theo luật sư bang Washington, ông Noah Purcell.
Nhiều tòa án ở Mỹ đã tạm dừng thực thi một số khía cạnh trong sắc lệnh tạm thời hạn chế nhập cảnh với công dân của 7 quốc gia Hồi giáo của ông Trump, tuy nhiên cho tới nay phán quyết của tòa Seattle được cho là có nội dung mạnh mẽ nhất.
Các hãng bay từng được chỉ đạo ngừng cho phép đạo Hồi tới Mỹ đã nhận thông báo được phép tạm thời nối lại việc này trong một cuộc họp qua điện thoại tối 3-2. Tuy nhiên nếu chính quyền của tổng thống Donald Trump đạt được lệnh cấm khẩn cấp, các hành khách đó sẽ lại bị cấm lên máy bay.
Phán quyết của thẩm phán James Robart ở Seattle có hiệu lực tạm thời, ít nhất trong khoảng thời gian chính phủ Mỹ và các bên phản đối sắc lệnh nhập cư của tổng thống tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này. Hoặc ít nhất là nó có hiệu lực cho tới khi chính quyền tổng thống Trump giành thế thắng trong việc tiếp tục thực thi sắc lệnh đó.
Việc các tòa án cấp quận đưa ra những phán quyết ngăn cản thực thi sắc lệnh có hiệu lực trên toàn quốc như thế này là chuyện hiếm khi xảy ra.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận