09/07/2016 00:16 GMT+7

Nhà nguyện cổ nhất Sài Gòn: 200 năm vẫn đẹp vẫn bền

HỮU THUẬN
HỮU THUẬN

TTO - Nhà nguyện nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục TP.HCM, tọa lạc tại Quận 3 là ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn hiện nay với tuổi đời hơn hai thế kỷ.

Hiện tại ngôi nhà cổ hơn hai trăm năm tuổi nằm lọt giữa những tòa nhà cao tầng trung tâm thành phố - Ảnh: HỮU THUẬN
Ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi nằm lọt giữa những tòa nhà cao tầng trung tâm thành phố - Ảnh: HỮU THUẬN

Theo linh mục Trần An Hiệp, từ vị trí ban đầu thì ngôi nhà được chuyển chỗ hai lần trước khi về địa chỉ số 180 - Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3.

Ngôi nhà được chúa Nguyễn Ánh cho xây dựng vào năm 1799 làm nơi trú ngụ cho Giám mục Bá Đa Lộc, người dạy học cho hoàng tử Nguyễn Cảnh lúc đó. Ban đầu ngôi nhà được xây dựng bên phần đất của Thảo Cầm viên bây giờ.

Năm 1864, khu vực Thị Nghè có quyết định xây dựng thành Thảo Cầm viên nên ngôi nhà cổ được dời về khu đất các thừa sai (gần dinh Thống Nhất bây giờ). 

Năm 1911, khi Tòa Giám mục hiện nay được xây dựng hoàn thành, ngôi nhà dời về đây và được giữ gìn, bảo quản đến ngày hôm nay.

Nhà nguyện nhìn từ phía đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM - Ảnh: HỮU THUẬN
Nhà nguyện nhìn từ phía đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM - Ảnh: HỮU THUẬN

Nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM, ngôi nhà cổ nằm khuất khá sâu bên trong tòa Tổng Giám mục TPHCM. Xung quanh ngôi nhà là phần sân lát đá, nhiều cỏ cây tươi tốt, đặc biệt là hàng cây cổ thụ trước sân cũng có tuổi đời hàng trăm năm.

Ngôi nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ quý, khung nhà được liên kết chặt chẽ với nhau hoàn toàn bằng kỹ thuật ghép mộng của những nghệ nhân gỗ mỹ nghệ thời xưa, hoàn toàn không dùng bất cứ cây đinh nào nhưng ngôi nhà vẫn đứng vững qua hàng trăm năm lịch sử của Sài Gòn.

Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Việt Nam với ba gian hai chái. Chính diện gian giữa đặt án thờ cầu nguyện, hầu hết các chi tiết bên trong đều được giữ nguyên bản từ hơn 200 năm trước để không làm mất vẻ đẹp sơ khai của ngôi nhà.

Cửa chính nhà nguyện, toàn bộ phần khung gỗ ngôi nhà được tu sửa và được phủ lớp véc ni mới để bảo tồn được lâu hơn - Ảnh: HỮU THUẬN
Cửa chính nhà nguyện, toàn bộ phần khung gỗ ngôi nhà được tu sửa và được phủ lớp véc-ni mới để bảo tồn được lâu hơn - Ảnh: HỮU THUẬN

Qua những lần di dời trước đó, phần nền đất làm cho cột trụ ngôi nhà bị hư hỏng. Tới lần tu sửa gần đây, cột trụ ngôi nhà được đặt trên những tảng đá để trách tác động từ nền nhà và tăng độ chịu lực. 

Phần rui lách, vì kèo và hệ thống vách được những nghệ nhân xưa bố trí một cách tinh xảo, chưa có sự thay đổi nào qua những lần di chuyển vị trí căn nhà cho tới khi tọa lạc tại nơi đây. Đó là nét độc đáo và giá trị về lịch sử và văn hóa ngôi nhà.

Qua đợt trùng tu, hệ thống cột chính được đặt trên những tảng đá để đỡ một phần tải trọng và thêm chắc chắn hơn như nguyên bản ngôi nhà ban đầu - HỮU THUẬN
Qua đợt trùng tu, hệ thống cột chính được đặt trên những tảng đá để đỡ một phần tải trọng và chắc chắn hơn như nguyên bản ngôi nhà ban đầu - HỮU THUẬN

Những nét chạm khắc trên gỗ được khắc họa tỉ mỉ, công phu đặt ngay cửa chính diện tạo sự cân đối và cổ kính, thể hiện nét sáng tạo, thẩm mỹ của nét kiến trúc cung đình.

Mái ngói âm dương của ngôi nhà bị hư hỏng nặng gây dột cho nên được thay thế, những viên ngói còn sử dụng được thì được làm sạch rồi lợp chung cùng với những viên mới. Tuy nhiên, nét cổ kính nơi đây không đổi.

Ngày nay, ngôi nhà là nơi hành lễ của các tín đồ vào những ngày lễ nguyện. Vào chủ nhật hay các buổi sáng trong ngày, ngôi nhà mở cửa để hành lễ.

>> Xem ảnh chụp nhà nguyện cổ nhất Sài Gòn tháng 7-2016:

Quang cảnh xanh mát xung quanh nhà nguyện - Ảnh: HỮU THUẬN
Quang cảnh xanh mát xung quanh nhà nguyện - Ảnh: HỮU THUẬN
Phía sau ngôi nhà nguyện - Ảnh: HỮU THUẬN
Phía sau ngôi nhà nguyện - Ảnh: HỮU THUẬN
Dù đã được tu sửa, những vết hằn thời gian vẫn in lên trên vách nhà bằng gỗ - Ảnh: HỮU THUẬN
Hoa văn mái ngói nhà nguyện - Ảnh: HỮU THUẬN
Nét kiến trúc cổ Á Đông được sử dụng cho nền văn hóa Kitô giáo
Nét kiến trúc cổ Á Đông được sử dụng cho nhà nguyện Kitô giáo
Mái hiên nhà nguyện, nơi lớp ngói đỏ thay mới cho lớp ngói cũ đầy rêu phong - Ảnh: HỮU THUẬN
Mái hiên nhà nguyện, nơi lớp ngói đỏ thay mới cho lớp ngói cũ rêu phong - Ảnh: HỮU THUẬN
Các nét chạm khắc tinh xảo trên những bộ cửa , vách nhà chưa bị bào mòn và còn nguyên vẹn - Ảnh: HỮU THUẬN
Các nét chạm khắc tinh xảo trên những bộ cửa , vách nhà chưa bị bào mòn và còn nguyên vẹn - Ảnh: HỮU THUẬN
Những chùm đèn đã được thay mới vì đèn cũ đã hư hỏng, không thể sử dụng được nữa - Ảnh: HỮU THUẬN
Những chùm đèn được thay mới vì đèn cũ đã hư hỏng, không thể sử dụng được nữa - Ảnh: HỮU THUẬN
Phần bệ khám án thờ được đặt trên cột gỗ ngôi nhà cổ - Ảnh: HỮU THUẬN
Cột gỗ trong ngôi nhà - Ảnh: HỮU THUẬN
Những đồ dùng bằng gỗ bên trong nhà nguyện vẫn còn sử dụng được cho đến ngày nay - Ảnh: HỮU THUẬN
Những đồ dùng bằng gỗ bên trong nhà còn sử dụng được cho đến nay - Ảnh: HỮU THUẬN
Phần cửa khám trên án thờ được chạm khắc tinh xảo như mỹ thuật bên trong cung đình triều Nguyễn - Ảnh: HỮU THUẬN
Phần cửa khám trên án thờ được chạm khắc tinh xảo như mỹ thuật cung đình - Ảnh: HỮU THUẬN
Phần cửa sổ bên hông nhà cổ - Ảnh: HỮU THUẬN
Cửa sổ bên hông nhà cổ - Ảnh: HỮU THUẬN
Hệ thống song cửa được bố trí cân xứng, hài hòa giúp bên trong ngôi nhà có thêm ánh sáng - Ảnh: HỮU THUẬN
Hệ thống song cửa được bố trí cân xứng, hài hòa giúp bên trong ngôi nhà có thêm ánh sáng - Ảnh: HỮU THUẬN
HỮU THUẬN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên