16/04/2007 12:23 GMT+7

Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng qua đời

P.VŨ
P.VŨ

TTO - Nhà cách mạng lão thành, nhà nghiên cứu uyên bác, nhà báo đầy nhiệt huyết Trần Bạch Đằng vừa từ giã cuộc đời ở tuổi 81 vào 10g50 sáng nay, 16-4-2007 tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Linh cữu được quàn tại Nhà Tang lễ TP.HCM (25 Lê Quí Đôn, Q.3, TP.HCM). Lễ viếng bắt đầu lúc 15g ngày 16-4-2007. Lễ truy điệu lúc 12g10 ngày 18-4, động quan 12g30 ngày 18-4-2007, an táng tại Nghĩa trang TP.HCM.

PusuIYPc.jpgPhóng to
Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng. Ảnh: TTD
TTO - Nhà cách mạng lão thành, nhà nghiên cứu uyên bác, nhà báo đầy nhiệt huyết Trần Bạch Đằng vừa từ giã cuộc đời ở tuổi 81 vào 10g50 sáng nay, 16-4-2007 tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM. Linh cữu được quàn tại Nhà Tang lễ TP.HCM (25 Lê Quí Đôn, Q.3, TP.HCM). Lễ viếng bắt đầu lúc 15g ngày 16-4-2007. Lễ truy điệu lúc 12g10 ngày 18-4, động quan 12g30 ngày 18-4-2007, an táng tại Nghĩa trang TP.HCM.

Ngày chúc thọ nói chuyện chưa vuiTrần Bạch Đằng - cuộc đời và ký ức: Tháng ngày trôi dạtBước vào lò luyện thép Người tù ở bót Catinat200 ngày đêm mất tự doTôi làm báoTrần Bạch Đằng: Bản lĩnh cách mạng và sự nghiệp văn chương

Ông tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại Rạch Giá, Kiên Giang. Ông là cháu nội nhà chí sĩ yêu nước Trương Gia Mô (còn gọi là cụ Nghè Mô).

Ông tham gia cách mạng từ khi mới 17 tuổi. Năm 1946, ông đã được giao phụ trách tờ Chống Xâm Lăng của Thành ủy Sài Gòn. Năm 1951 làm tổng biên tập báo NhânDân Miền Nam của Trung ương Cục. Ông lần lượt đảm trách nhiều cương vị quan trọng như bí thư Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban tuyên huấn Trung ương Cục, Ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

Sau ngày giải phóng Sài Gòn, ông tập trung vào sự nghiệp nghiên cứu và viết báo. Cầm bút hơn 60 năm, ông có nhiều bút hiệu như: Hưởng Triều, Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý, Trần Quang... và sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau.

Từ những bài thơ đầu tay: Trên bờ Đồng Nai, Dấu cũ, Chiếu rách mưa đêm, Dạy học lậu... ông có những tập truyện ngắn nóng bỏng tính thời sự như Bác Sáu Rồng (1975), Một ngày của bí thư tỉnh ủy (1985) và những tiểu thuyết góp phần thúc đẩy xu thế đổi mới của đất nước: Chân dung một quản đốc (1978), Ngày về của ngoại (1985). Ông cũng khẳng định mình trong lĩnh vực kịch: Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951), Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984), Tình yêu và lời đáp (1985), Một mùa hè oi ả (1986), Một mối tình (1987).

Điện ảnh cũng được Trần Bạch Đằng quan tâm. Kịch bản phim truyện Ông Hai Cũ (hai tập - 1985, 1987), Dòng sông không quên (1989) gây được nhiều ấn tượng và tác phẩm qui mô Ván bài lật ngửa (chín tập, bắt đầu thực hiện từ 1982, hoàn thành năm 1988) là dấu ấn rất quan trọng trong điện ảnh Việt Nam.

Và với những người đọc báo, nhất là người Sài Gòn, thì nhắc đến Trần Bạch Đằng là nhắc đến hàng ngàn bài báo sắc sảo, những bình luận không khoan nhượng, độ rung cảm tinh tế trước cuộc sống, tình cảm sâu đậm với người dân lao động... Ông cũng là một cây bút tích cực phê phán tiêu cực và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới đất nước. Nổi bật nhất có Đổi mới - Đi lên từ thực tế (NXB Trẻ, 2000) gồm 112 bài tuyển chọn từ 1975-2000, với 3 phần: Thôi thúc của đổi mới (1975-1985), Gian nan những bước đầu (1986-1991), Chín năm cho một cuộc hồi sinh (1992-2000)...

P.VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên