Phóng to |
Học sinh biểu diễn Tuồng trong chương trình “Sân khấu học đường” |
Nhưng chúng tôi vẫn diễn. Mỗi đêm diễn Nhà hát phải chi ra 1 - 1,5 triệu, thu vào thì chưa được một nửa...”. 4 năm trước, nghệ sĩ Trần Đình Sanh cùng anh chị em trong đoàn nhận chìa khoá Nhà hát tuồng bề thế giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng (kinh phí xây dựng trên 6 tỷ từ ngân sách thành phố), như nhận một “mệnh lệnh”, đó là “phải (để nghệ thuật tuồng) sống” !
Thế là ngoài việc mở cửa Nhà hát định kỳ vào các đêm 5,6,7 và Chủ nhật, thời gian còn lại anh chị em nghệ sĩ đi về quê hoặc ra ngoại thành tìm... khán giả ! Thường một suất diễn trong vòng 2 tiếng ở ngoài được “bao trọn gói” là 3 triệu đồng, nếu đem chia cho một ê kíp diễn 30 người, thật chẳng thấm vào đâu, nhưng anh em trong đoàn vẫn động viên nhau ráng sống với nghề.
Ban ngày, nhiều người phải làm những nghề phụ như đi buôn gạo, thậm chí đi lấy củi ở Sơn Trà, nhưng khi đêm xuống, họ lại là những ông hoàng bà chúa lộng lẫy trên sân khấu... “Đi xem tuồng, với nhiều người giá vé 10 ngàn đồng họ vẫn thấy mắc, mà tăng giá vé thì cũng không được – NSƯT Đình Sanh tâm sự – nhưng có điều khi đã vào xem thì họ sẵn sàng thưởng “tiền lèo” (tiền khán giả tặng cho các đào, kép) 1 - 2 trăm ngàn!
Có hôm Đoàn đi diễn ở tỉnh, bao trọn gói là 2 triệu đồng nhưng số “tiền lèo” cho diễn viên đã là 2,7 triệu. Điều đó chứng tỏ khán giả vẫn rất “có lòng” với môn nghệ thuật này, và đây cũng là động lực giúp chúng tôi quyết tâm giữ lấy nghệ thuật tuồng”. Để nuôi diễn viên và nuôi tuồng, từ cuối năm 2002, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh tiếp quản 17 trò múa rối nước của Nhà hát sân khấu múa rối nước T.Ư chuyển thể từ kịch bản tuồng.
Ngoài ra là những hình thức nghệ thuật khác như múa dân gian, múa lân, múa trống phục vụ trên những tàu du lịch lớn và ở Bảo tàng Chăm... “Những hình thức nghệ thuật này không đi xa quá so với tuồng, được khán giả và du khách tán thưởng” - nhạc sĩ Lê Phú - PGĐ Nhà hát nói.
Nhưng rồi, cơm áo cũng là “chuyện nhỏ”, hiện Nhà hát đang thực hiện rất thành công chương trình “Sân khấu học đường”, đó là : Đưa tuồng vào trường học nhằm giới thiệu nghệ thuật tuồng, hướng dẫn để các em hiểu biết ngữ khí của nghệ thuật tuồng, tạo sự yêu thích cho lớp khán giả nhỏ tuổi.
Hiện số học sinh đến với môn nghệ thuật này rất đông. Một số vở như “Trần Quốc Toản ra quân”, “Trưng Vương đề cờ”, “Mạnh Lương ra hang”... đã được học sinh của các trường diễn hết sức xúc động. NSƯT Trần Đình Sanh vui vẻ nhắc lại nhận xét của một giáo sư người Mỹ: “Đến Nhật Bản xem kịch Nô, tôi thấy người Nhật dạy cho con cháu họ biết làm người Nhật.
Đến hôm nay khi xem nghệ thuật Tuồng của các bạn tôi cũng thấy các bạn biết dạy cho con cháu mình làm người Việt Nam”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận