TTCT - Sự nổi lên của dịch vụ chia sẻ nhà bếp ở Trung Quốc trong thời gian rất gần đây cho thấy nền kinh tế chia sẻ dựa trên công nghệ sẽ còn rẽ ngoặt theo nhiều hướng không thể đoán trước trong tương lai không xa. Tháng 3 vừa rồi, Panda Selected, công ty hàng đầu Trung Quốc trong lĩnh vực này, đã huy động được tổng cộng 80 triệu USD cho dự án chia sẻ nhà bếp của họ ở 120 địa điểm khác nhau khắp Trung Quốc, bao gồm các thành phố lớn hàng đầu Thâm Quyến, Hàng Châu, Thượng Hải và Bắc Kinh.Một nhà bếp chia sẻ ở Trung Quốc. Ảnh: BloombergHội đủ mọi yếu tốTrung Quốc hội đủ mọi yếu tố để cho mô hình chia sẻ nhà bếp trở nên khả thi.Thứ nhất là thị trường đủ lớn với sự phân bổ nhân khẩu học rất đặc thù. Các thế hệ con một của đất nước này trong thời kỳ kế hoạch hóa dân số nay đã trưởng thành, trở thành những người tiêu dùng chính, trẻ trung của một xã hội giàu lên nhanh chóng. Là thị dân và con một, nhiều người không có thói quen và kỹ năng nấu nướng. Việc gọi đồ ăn ngoài trở thành phổ biến.Thứ hai là những cơ sở hạ tầng để chuyển đổi từ mô hình kinh doanh ăn uống truyền thống sang giao nhận, bếp chung, app đặt đồ ăn… đã sẵn sàng: thanh toán điện tử dễ dàng và rộng khắp, các mạng lưới xe công nghệ đã phủ kín, và sức mạnh lâu nay của những hãng thương mại điện tử khổng lồ.Cuối cùng là nhu cầu từ những người thuê. Việc mở một nhà hàng ở các thành phố lớn tại Trung Quốc ngày càng trở nên đắt đỏ vì chi phí mặt bằng, thuê mướn nhân viên, các loại phí - thuế… Việc thuê chung một nhà bếp để nấu trong những giờ cố định, rồi giao đồ ăn tận nơi khiến việc mở một nhà hàng trở nên đơn giản chưa từng thấy.Dữ liệu cho thấy thị trường đồ ăn mang đi ở Trung Quốc, ngày càng tích hợp nhiều yếu tố công nghệ, đã tăng trưởng hơn 33% trong 2 năm qua, lên tới khoảng 200 tỉ nhân dân tệ (gần 29 tỉ USD, tức gần gấp đôi giá trị so với thị trường tương ứng ở Mỹ), với khoảng 400 triệu người sử dụng các dịch vụ gọi đồ ăn trên mạng.Lan Châu, tỉnh lỵ của tỉnh Cam Túc tây bắc Trung Quốc, là nơi mới nhất có một nhà bếp chia sẻ của Panda Selected. Đó là một không gian lớn gồm nhiều căn bếp độc lập với khu vực nhận nguyên liệu và giao hàng chung. Hãng điều hành cố gắng hết sức để mua thực phẩm truy nguyên được nguồn gốc và việc đóng gói ngày càng sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc phân hủy được, điều dễ dàng hơn nhờ vào quy mô của nhiều gian bếp hoạt động một lúc.Panda Selected không chỉ lắp camera 24 giờ ở mọi gian bếp, mà còn cung cấp các giấy phép, giấy chứng nhận, và bảo hiểm cho mọi bữa ăn được làm ra ở gian bếp của họ.Một nhà bếp chia sẻ ở Thượng Hải. (Ảnh: china.org.cn)Khoản đầu tư mới vào Panda là do Tiger Global Management đứng đầu. Đây là hãng từng đầu tư vào Uber ở thời kỳ đầu và với thương vụ 80 triệu USD vừa rồi, Panda được định giá 300 triệu USD. Theo người sáng lập Panda, Li Haipeng (Lý Hải Bằng), doanh nghiệp mới được 3 năm tuổi này dự kiến tăng gấp đôi số nhà bếp của họ trong 8 tháng tới, mỗi nhà bếp có diện tích 400 - 500m2, và có thể đủ chỗ cho 15 - 20 nhà hàng.Ở một số nước như Anh hay Mỹ, nhà bếp chia sẻ cũng đã xuất hiện: Deliveroo tại London hay CloudKitchens (của cựu CEO Uber Travis Kalanick) ở Los Angeles, nhưng chỉ ở Trung Quốc, triển vọng của ngành này mới thực sự lớn, bởi những lý do đã nêu trên. “Mở nhà bếp chia sẻ đòi hỏi chuyên môn mang tính địa phương - Lý nói với Bloomberg - Quy định khác nhau ở tùy nước”.Đại chiến giao đồ ănBối cảnh đó tương thích với cuộc chiến lớn tiếp theo của các hãng công nghệ khổng lồ ở Trung Quốc: giao đồ ăn bằng ứng dụng.Thomas Chen, một cư dân ở thành phố ven biển miền nam Thâm Quyến, nói với South China Morning Post (SCMP) rằng anh không thể nhớ được lần cuối phải rời nhà để mua đồ ăn mang đi là bao giờ. Giống như hầu hết người làm văn phòng ở siêu đô thị 12,5 triệu dân này, Chen, 27 tuổi và là nhân viên một công ty luật, đã quen với việc gọi đồ ăn trực tiếp qua điện thoại: xem gợi ý gọi món trên Meituan-Dianping, đồ ăn được giao qua app Meituan Waimai và thanh toán qua WeChat Pay.Nhân viên giao hàng ăn của Meituan Waimai“Tôi không bao giờ phải bước ra khỏi cửa”, anh nói. Những khách hàng như Chen là lý do chính khiến đại tập đoàn Alibaba năm ngoái đã mua lại hãng giao nhận đồ ăn Ele.me với giá 9,5 tỉ USD.Cũng trong năm 2018, Didi Chuxing, ứng dụng gọi xe phổ biến nhất Trung Quốc, nhảy vào cuộc. “Đây không đơn giản là sự cạnh tranh trong thị trường giao nhận đồ ăn giữa Meituan, Ele.me và Didi, nó còn là cuộc đua để có người dùng mới và hướng dẫn họ vào hệ sinh thái của rất nhiều dịch vụ khác” - Neil Wang, giám đốc phụ trách Trung Quốc của Frost & Sullivan, phân tích trên SCMP.Jack Ma, người sáng lập Alibaba, đã lần đầu nêu ra vấn đề này vào năm 2016, khi ông mô tả một thị trường tương lai “tích hợp cả dịch vụ trực tuyến, ngoại tuyến, hậu cần và dữ liệu vào một chuỗi giá trị duy nhất”.Cơ hội cũng mở ra cả với đội ngũ giao hàng. Ở những siêu đô thị như Thượng Hải hay Thâm Quyến, một đơn hàng giao đúng giờ thường giúp người giao hàng được nhận thêm khoảng 7 nhân dân tệ (khoảng 1 USD), tức một tài xế chăm chỉ hoàn tất 1.000 đơn hàng mỗi tháng có thể kiếm được 10.000 nhân dân tệ (1.400 USD), thêm vào mức lương cơ bản của công ty, là cao hơn hẳn lương tháng trung bình ở Thượng Hải, vào khoảng 6.500 nhân dân tệ (940 USD).Dân giao hàng nhanh ở Thâm Quyến thậm chí làm việc cả khi trời mưa bão, cũng là những lúc đắt khách nhất, với công ty cung cấp cho họ quần áo bảo hộ và bảo hiểm. Một thăm dò của iiMedia Research, một công ty công nghệ ở Quảng Châu, cho thấy 35% những người sử dụng điện thoại thông minh nói họ đặt đồ ăn 1-3 lần một tuần, và 35% nữa nói họ đặt tới 4-6 lần một tuần.“Ngoài giao đồ ăn từ các nhà hàng, bánh và hoa, giao hàng từ siêu thị và thậm chí cả giao thuốc giờ đều là những lựa chọn khả thi trên các ứng dụng - Yang Xu, nhà phân tích của Công ty Bắc Kinh Analysys nói - Cạnh tranh sẽ còn rất khốc liệt”.Thách thức cũng cực lớnNhững tay chơi lớn trong ngành bếp chia sẻ ở Trung Quốc hiện chủ yếu dựa vào vốn đầu tư từ bên ngoài và chưa có lãi. Giáo sư Liu Guohua (Lưu Quốc Hoa) ở Trường Kinh doanh và quản trị tại Đại học Quốc tế Thượng Hải (SISU) lưu ý rằng địa điểm các khu bếp chia sẻ luôn là ở những quận kinh doanh trung tâm, nhưng làm sao để chi trả chi phí thuê sau khi tiền vốn đầu tư ban đầu đã hết vẫn là một thách thức.Ngoài các chi phí hoạt động, một số chuyên gia nhận định rằng mô hình nhà bếp chia sẻ thực ra không hiệu quả về mặt chi phí. Tong Qihua (Đồng Khải Hoa), người sáng lập chuỗi nhà hàng điểm sấm kiểu truyền thống ở cả Trung Quốc và Mỹ, chỉ ra rằng mô hình kinh doanh ở Trung Quốc khác với ở Mỹ. “Nhà bếp chia sẻ ở Trung Quốc cũng gặp những vấn đề giống như nhà bếp truyền thống, vốn chỉ được sử dụng vào giờ cao điểm, trong khi những thời gian còn lại thì bỏ trống. Nên những người đầu tư sẽ đối mặt với vấn đề là khoản đầu tư của họ không thể tối ưu hóa hiệu quả của các căn bếp” - Đồng nói.Tuy nhiên, Panda Selected đã nói họ có thể giải quyết những quan ngại đó, bởi ngoài dịch vụ bếp cho nhà hàng, họ cũng có thể đảm nhận mọi quy trình chế biến thực phẩm và xin giấy phép an toàn vệ sinh, cung cấp các giải pháp tiếp thị và hỗ trợ trực tuyến, hoặc thậm chí hỗ trợ chuỗi cung ứng dịch vụ, nguyên liệu cho nhà hàng. ■Ele.me hiện chiếm khoảng 36% thị trường giao đồ ăn ở Trung Quốc đại lục, tiếp theo là Meituan Waimai với 61% thị phần, theo dữ liệu từ Analysys International. Tuy nhiên, theo TechCrunch, giai đoạn trợ giá, miễn giảm giá cho khách hàng ban đầu có vẻ đang qua khi các thị trường ngày càng tập trung, và nhà đầu tư đang bắt đầu tìm cách lấy lại tiền.Không dễ để biết chính xác những hãng giao nhận qua ứng dụng thu của các nhà hàng bao nhiêu cho mỗi giao dịch, bởi mức phí thay đổi tùy địa điểm, kiểu cách và quy mô nhà hàng, nhưng TechCrunch ước tính khoản phí phải chiếm ít ra là 20% giá trị đơn hàng - một số tiền lớn với các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống vốn có biên lợi nhuận thấp.Các khoản thua lỗ hoạt động của Meituan cũng đã lên tới 3,45 tỉ nhân dân tệ (510 triệu USD) vào năm 2018 vì chi phí của việc cạnh tranh và giành giật khách hàng ban đầu. Tags: Đồ ăn nhanhNhà bếp chia sẻGiao hàng ănThuê nhà bếp
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
TP.HCM nằm trong nhóm 5 thành phố lún nhanh nhất thế giới THANH HIỀN 22/11/2024 Nghiên cứu mới đây của tạp chí khoa học Nature Sustainability cho thấy TP.HCM nằm trong nhóm 5 thành phố bị lún nhanh nhất thế giới.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Đình chỉ nhiều kiểm toán viên, có cả ‘phó tổng’ từng ký báo cáo tài chính SCB BÌNH KHÁNH 22/11/2024 Một số kiểm toán viên thuộc các công ty nổi tiếng như Ernst & Young Việt Nam, KPMG vừa bị đình chỉ đến hết năm 2024. Ngoài ra, Kiểm toán DFK Việt Nam và Moore AISC cũng có kiểm toán viên bị đình chỉ.
Nhân viên quán bia kể lúc đập khóa, dập tắt ngọn lửa trong căn nhà bốc cháy HỒNG QUANG 22/11/2024 Phát hiện đám cháy bùng lên trong căn nhà khóa cửa, 3 người đàn ông làm việc ở quán bia gần đó đã tiếp cận để phá khóa. Họ sau đó dùng bình cứu hỏa để dập tắt ngọn lửa.