03/09/2009 04:40 GMT+7

Nhà báo sinh ra để hỏi

 HÀ KIỀU MY 
 HÀ KIỀU MY 

AT - Nhà báo, nhà văn Huỳnh Dũng Nhân sinh năm 1955. Quê quán Bến Tre. Nguyên ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM. Hiện là Tổng biên tập tạp chí Nghề Báo TP.HCM, giảng viên môn phóng sự Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Đã in tập truyện ngắn Ba hồi chuông, tập tản văn Sao băng, các phóng sự: Ký sự xuyên Việt, Lãng mạn cùng cá sấu, Tôi đi bán tôi...

l8dtgeI8.jpgPhóng to
AT - Nhà báo, nhà văn Huỳnh Dũng Nhân sinh năm 1955. Quê quán Bến Tre. Nguyên ủy viên ban chấp hành Hội Nhà văn TP.HCM. Hiện là Tổng biên tập tạp chí Nghề Báo TP.HCM, giảng viên môn phóng sự Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Đã in tập truyện ngắn Ba hồi chuông, tập tản văn Sao băng, các phóng sự: Ký sự xuyên Việt, Lãng mạn cùng cá sấu, Tôi đi bán tôi...

* Thưa ông, nghiệp vụ làm báo là một vấn đề rất rộng. Vậy ông có thể khái quát những nội dung chính của nghiệp vụ làm báo?

- Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Nghiệp vụ báo chí bao gồm hai mảng lớn. Thứ nhất là kiến thức và tri thức. Kiến thức gồm lý luận báo chí (những môn chuyên ngành). Kiến thức là các môn chuyên ngành, mang tính chuyên biệt, vừa học môn chung, vừa mang tính chuyên biệt: lý luận nghiệp vụ. Nhà báo là người biết nhiều, biết rộng nhưng không cần phải biết quá sâu. Tuy nhiên khả năng tiếp cận của một nhà báo phải nhanh, nhiều và sâu. Nhà báo không nhất thiết phải "đá bóng" giỏi, nhưng phải biết được "luật bóng đá” để "bình luận được một trận đấu".

Còn tri thức là mặt bằng hiểu biết tích lũy trong quá trình sống. Mặt bằng này có tính chung và tính riêng. Tính chung là kiến thức về văn hóa, xã hội, pháp luật..., là kiến thức bắt buộc của nhà báo. Không hiểu biết không làm báo được.

Thứ hai là tác nghiệp, tức là những hoạt động của nhà báo. Phần này không thể có ngay được, phải có quá trình, kinh nghiệm là sự học qua thực tế. Phần này nhà trường dạy được rất ít, nhưng những lần thực tập, kiến tập, đi về các báo... thì sẽ có phần tác nghiệp này. Đây là phần "thước dạy thầy, cây dạy thợ", tự nghề sẽ dạy cho mình. Tác nghiệp ở đây là học qua người đi trước nhiều. Nghề báo là nghề sinh ra để mà hỏi, vì không thể lấy cái riêng đăng lên cho người ta đọc. Nghề báo lấy chất liệu từ cuộc sống rồi viết lại, làm cho nó rõ hơn, hay hơn và chính xác để đưa đến số đông bạn đọc. Bản chất của báo chí là đi lấy thông tin để cung cấp cho những người cần thông tin. Cho nên, việc của nhà báo là đi tìm thông tin. Muốn tìm thông tin là phải đi hỏi vì thông tin không tự tìm đến.

Mặc dù sự việc xảy ra trước mắt của chúng ta nhưng phải có 5W (Who, Where, Why, When, What) thì mới biết đó là cái gì. Sau khi lấy thông tin rồi phải thể hiện nó. 5W phải thêm một chữ H (How). Nhà báo thể hiện tài năng và thái độ của mình qua chữ How này. Nghiệp vụ báo chí chính là làm cho mọi người biết thông tin đó, hiểu thông tin đó và được nhà báo truyền tình cảm gì đến với thông tin đó. Ai cũng có thể tìm thông tin, nhưng không phải ai cũng viết như nhau và không thể ai cũng viết hay. Không thể bảy nốt nhạc mà làm ra một bài hát hay được, phải thổi vào đó cái gì. Cho nên phải có sự rèn giũa và nhất là phải có năng khiếu. Khả năng thể hiện với công chúng trên mặt báo khác với khả năng thể hiện trong thư từ và nhật ký cá nhân. Cho nên, người thể hiện hay cũng là người có nghiệp vụ giỏi. Đó là những người có đầu óc sâu sắc, từng trải và "liều" một tí.

* Theo ông, kiến thức lý thuyết về nghiệp vụ báo chí được giảng dạy ở trường giúp ích bao nhiêu phần trăm cho việc tác nghiệp trong thực tế của sinh viên?

- Nhiều người nói khoảng 60-70%, còn lại do SV. 60-70% là kiến thức cơ bản, còn nghiệp vụ hơi ít. Vì SV ra trường về các báo hầu hết phải đào tạo lại, do kiến thức ở nhà trường xa rời thực tế. SV trong bốn năm học các môn cơ bản nhiều, môn chuyên ngành rất ít. Thậm chí có một khóa học ở Huế không học môn phóng sự vẫn ra trường.

Theo thống kê của Học viện Báo chí tuyên truyền Hà Nội, trong 100 SV ra trường có 30% làm nghề được, 30% cố gắng bám víu, 40% bỏ nghề. Vì sao có nhiều SV bỏ nghề như vậy? Vì lúc đầu vào họ không xác định được bản chất của nghề báo là khó khăn, gian khổ, đòi hỏi yếu tố hi sinh, thử thách. Trách nhà trường nhưng lại cũng không thể trách nhà trường. Vì có hai điều: Nhà trường đào tạo cử nhân nên kiến thức đào tạo chỉ có thể ngần đó. Thầy cô trong nhà trường có một cái nhược là chưa qua môi trường báo chí nên thiếu phần thực tập, thực tiễn. Đa số họ từ SV đi lên, học thạc sĩ rồi trở về dạy.

Với các thầy là nhà báo, khả năng thực tiễn tốt nhưng không có nghiệp vụ sư phạm. SV báo chí VN khi sang Pháp học, chia sẻ, hầu như thời gian của họ là ở các tòa soạn báo lớn. Thầy là ai? Là những nhà báo giỏi đi trước và lớp ở tòa soạn. Lâu lâu họ gặp nhau ở giảng đường để trao đổi lại những cái đã học và nâng lên thành lý thuyết. Còn chúng ta, ngược lại, mất hai năm dài đằng đẵng để học các môn cơ bản, không liên quan gì đến báo chí. Hai năm tiếp theo, chưa kịp hiểu hết chuyên ngành thì đã tung ra trường.

Kiến thức giảng dạy nhà trường chỉ cung cấp được đến đó. Điều này mở ra một điều: khả năng tự thân vận động của SV là rất lớn. Vì có những người không học qua báo chí nhưng vẫn trở thành một nhà báo giỏi. Đó là do họ chủ động tự trang bị nghề nghiệp, đam mê và sự vươn lên. Như vậy có thể thấy kiến thức nhà trường quan trọng, cung cấp kiến thức cơ bản, nhưng lại không đưa người ta đi đến đích, vì bản thân việc đến đích phải do mỗi người.

* Ông nhận xét gì về suy nghĩ của nhiều SV hiện nay, đó là mới ra trường SV nên ngụp lặn, bơi ra hồ lớn để có nhiều kinh nghiệm, về tỉnh dễ bị những cây viết đại thụ "nhấn chìm"?

- Điều đó là mâu thuẫn. Nhiều tỉnh ra chính sách kêu gọi, ràng buộc SV tỉnh đó về quê nhưng người ta vẫn cứ đi. Làm báo có một đặc biệt là phải khẳng định mình. Nhà báo không nổi tiếng thì buồn lắm. Rất nhiều người chia sẻ điều này: nhà báo không phải là công chức. Công chức thì có thể kiếm được từng này tiền và an phận, nhà báo lại muốn phải vươn lên, muốn khẳng định tên tuổi và muốn người ta biết đến, thậm chí muốn nổi tiếng. Ngoài vấn đề thu nhập ra, khẳng định ngòi bút, tên tuổi là một mong ước chính đáng. Làm báo ở địa phương chưa đáp ứng được tâm nguyện đó.

Nhưng để nổi tiếng phải xác định mình có nổi thật không hay chìm, chìm đến mức nào. Liệu về tỉnh có nổi được không? Tôi không phủ định suy nghĩ ở thành phố sẽ dễ khẳng định được tên tuổi hơn. Thế nhưng về quê vẫn có thể được. Thứ nhất, bằng cách chuyên tâm xây dựng tờ báo quê nhưng vẫn cộng tác với các báo lớn. Vì hiện nay, nhiều tờ báo có xu hướng xây dựng đại diện, chi nhánh, văn phòng ở các tỉnh. Thứ hai, chính mình xây dựng tờ báo đó thì dễ nổi tiếng hơn, vì ở đấy rất ít người được đào tạo từ môi trường báo chí chuyên nghiệp ra. Cả nước có 17.000 nhà báo có thẻ, đến 45% nhà báo hiện nay chưa học qua báo chí. Nếu đã bơi giỏi, không sợ chết đuối.

* Xin cảm ơn ông.

0FN7BAyy.jpgPhóng to

Áo Trắng số 15 (ra ngày 15-8-2009) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

 HÀ KIỀU MY 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên