Các tác giả đoạt giải và ban giám khảo, ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm tại lễ trao giải - Ảnh: L.ĐIỀN
Ba tác phẩm đoạt các giải nhì, ba, tư tiếp theo là: Nhớ quê (Trần Ngọc Mai - TP.HCM), Lau bụi (Lưu Lãng Khách - TP.HCM), Quê hương ở đâu (Trần Văn Nhân - Bà Rịa-Vũng Tàu).
Ngoài ra, ban tổ chức còn trao 4 giải khuyến khích: Giang tay ôm gốc da quê (Trần Kế Hoàn - Nam Định), Bà vặn chổi rơm (Văn Tín - Hà Nội), Chấm thêm một nét (Khét - Cà Mau), Cố hương xanh (Lê Hòa - TP.HCM).
Đây có thể xem như một cuộc "đãi cát tìm thơ" khi số tác phẩm dự thi gửi về đến 474 bài, với 134 bài vào chung khảo.
Nhà thơ Lê Minh Quốc - đại diện ban giám khảo - bày tỏ niềm vui khi thấy thể thơ lục bát đến nay đã có những cảm xúc mới mặc dù đề tài cuộc thi "quê hương và tình yêu" vốn là... muôn thuở.
Đó là cách Trần Văn Nhân "cắt nghĩa lại" quê hương: "Nhiều khi quê ở giếng trời/ Sâu trong căn hộ tầng mười chung cư/ Hay đang ở chỗ mệt đừ/ Nơi khu công nghiệp thứ tư giữa tuần" (Quê hương ở đâu); hay Nguyễn Văn Song bất ngờ thấy người chị hóa thành con chó đá trong buổi đưa tang cha mình: "Đưa cha ra khỏi cổng làng/ Hai con chó đá khóc tràn thành mưa", khiến bài thơ Cổng làng bừng lên một cảm xúc độc đáo gắn bó giữa con người với đất đai tiên tổ...
Nhà văn Đoàn Thạch Biền - chủ biên Áo Trắng - trao giải cho tác giả Lưu Lãng Khách - Ảnh: L.ĐIỀN
Ông Dương Thành Truyền - quyền giám đốc NXB Trẻ, đơn vị thực hiện Áo Trắng - chia sẻ rằng các cuộc thi viết nằm trong chủ đích của những người làm sách, không chỉ khuyến đọc mà còn nỗ lực khuyến viết, mong muốn công chúng tham gia vào hoạt động sáng tác, ghi chép, khảo cứu... tức làm ra tác phẩm, xây dựng nền văn hóa nước nhà.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận