Xe
13/10/2011 20:27 GMT+7

Nguyên tắc hoạt động của hệ thống túi khí

MẬU TUẤN (bộ phận tư vấn kỹ thuật Công ty Phạm Gia)
MẬU TUẤN (bộ phận tư vấn kỹ thuật Công ty Phạm Gia)

TTO - Ngày nay túi khí (airbag) được trang bị trên xe hơi như một thiết bị an toàn bị động với mục đích bảo vệ hành khách trên xe giảm thiểu chấn thương khi có va chạm xảy ra.

Tuy nhiên, khi túi khí hoạt động đôi khi lại phản tác dụng gây chấn thương cho người sử dụng. Để phát huy hiệu quả tối đa, cần hiểu về nguyên tắc hoạt động của hệ thống túi khí.

c0d6i1Zg.jpgPhóng to
Túi khí chiếc Toyota Altis do tài xế Trần Anh Huy (42 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM - bác sĩ) điều khiển bung ra nhưng xe vẫn tiếp tục lao nhanh về phía trước - Ảnh: TTO

Theo tiêu chuẩn trên một ôtô thông thường được trang bị 2 túi khí: một túi khí cho lái xe được xếp gọn trong vôlăng và túi khí cho hành khách phía trước được bố trí trên taplô. Trên một số dòng xe cao cấp có trang bị thêm túi khí bảo vệ đầu, túi khí bên hông... Trong tương lai một xe tiêu chuẩn có thể được trang bị tới 6 hoặc 8 túi khí.

Khi xảy ra va chạm, các cảm biến túi khí sẽ xác định mức độ va chạm của xe dựa vào gia tốc giảm dần. Khi mức độ va chạm vượt quá giá trị quy định thì bộ điều khiển túi khí trung tâm sẽ gửi tín hiệu kích hoạt bộ phận tạo khí giải phóng một lượng khí lớn (nitrogen) trong thời gian rất nhanh (10 - 40 phần nghìn giây) làm căng phồng túi khí, tạo nên một đệm khí giữa hành khách trên xe và các phần cứng trong xe giúp hấp thụ phần lớn lực va đập, sau đó túi khí sẽ tự động xẹp xuống để hành khách có thể thấy được xung quanh và di chuyển được.

Không nên hiểu rằng túi khí sẽ giúp hành khách tránh được thương vong trong bất kỳ vụ va chạm nào, luôn phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe. Đã có trường hợp túi khí phía trước không hoạt động khi xảy ra tai nạn, một số hãng xe thiết kế túi khí phía trước chỉ hoạt động khi đủ lực va chạm (gia tốc giảm dần tối thiếu 2G hoặc lực va đập tối thiếu tương đương với trường hợp xe đạt tốc độ 25km/giờ va chạm trực diện vào bức tường bêtông cố định).

Có thể thấy túi khí được kích hoạt phụ thuộc nhiều yếu tố như góc va chạm, hướng va chạm, lực va chạm chứ không hẳn phụ thuộc tốc độ xe. Túi khí phía trước được kích hoạt trong những trường hợp sau:

+ Xe va chạm vào bức tường bêtông cố định ở tốc độ 25km/giờ+ Vùng va đập trực diện phía trước tính từ tâm xe+ Tông thẳng vào gờ (vỉa hè), vệt va đập tiếp xúc hết phần đầu xe nơi bố trí dầm chính chịu lực+ Xe bị rơi xuống hố và đầu xe va vào phần gờ phía xa hơn+ Xe lao đầu trực diện xuống vực

Trong các trường hợp xe tông thẳng vào trụ điện, tông vào gầm xe tải và tông vào tường ở phần hông đầu xe thì túi khí phía trước bị hạn chế kích hoạt. Túi khí phía trước sẽ không kích hoạt trong trường hợp xe bị lật, bị tông ngang hông (túi khí hông sẽ bung nếu lực va chạm ngang vượt quá thời hạn).

Trên một số dòng xe có trang bị hệ thống ngắt nhiên liệu khi túi khí kích hoạt, mục đích của hệ thống này là đề phòng chống cháy nổ chứ không phải để ngắt không cho động cơ hoạt động.

Cần lưu ý khi túi khí bung ra, tốc độ của túi khí rất lớn, hoàn toàn có thể làm bị thương người ngồi trên xe. Các tính toán cho thấy nguy hiểm nhất là khu vực 5 - 8 cm tính từ ngực người lái và hành khách phía trước tới chỗ đặt túi khí, khoảng cách an toàn tối thiểu 25cm.

Vì vậy hãy điều chỉnh ghế ngồi hợp lý và không nên cho trẻ em ngồi ở hàng ghế trước, không để vật dụng lên taplô nơi có bố trí túi khí. Túi khí không thể giữ an toàn một cách tuyệt đối được, cách an toàn nhất là bạn nên nâng cao kỹ năng lái xa, xử lý tình huống và chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông.

------------------------------------

* Xem thêm:

MẬU TUẤN (bộ phận tư vấn kỹ thuật Công ty Phạm Gia)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên