17/05/2004 20:29 GMT+7

Nguyễn Khắc Trường: "Văn chương cần nhất là nói thật"

Theo LĐ-VnE
Theo LĐ-VnE

"Đã gọi là viết tiểu thuyết thì phải đặt một vấn đề gì đó càng được xã hội quan tâm càng tốt. Song ta thường đặt những vấn đề hời hợt, xa đời sống, bởi tác giả thường không dám nói hết mình", nhà văn Nguyễn Khắc Trường nói về nền văn học nước nhà trong giai đoạn mới.

M9O2JihE.jpgPhóng to
Nhà văn Nguyễn Khắc Trường
"Đã gọi là viết tiểu thuyết thì phải đặt một vấn đề gì đó càng được xã hội quan tâm càng tốt. Song ta thường đặt những vấn đề hời hợt, xa đời sống, bởi tác giả thường không dám nói hết mình", nhà văn Nguyễn Khắc Trường nói về nền văn học nước nhà trong giai đoạn mới.

* Ông nghĩ sao về nền văn học thời nay?

- Người ta làm gì thì tôi không biết. Nhưng có một hiện tượng là nhiều người ít viết sự thật. Chính vì thế mà họ bị trượt ra khỏi đời sống, không đi thẳng vào những vấn đề gay cấn của xã hội.

* Vì sao đọc nhiều nhà văn mà ta vẫn khó tìm ra một chân dung chính xác về con người hiện đại?

"Trong văn chương VN, tình yêu giống như một sự một sự ám ảnh. Hay đúng hơn, gần như có một sự khiếm khuyết trong bút lực và tâm hồn. Có lẽ, phải dám cởi mở nữa thì mới có những tác phẩm hay về tình yêu"

- Đó là do hiểu biết của nhà văn không thấu đáo. Viết về thanh niên mà không ít người không hiểu về thanh niên, họ đang sống thế nào, nghĩ thế nào. Chẳng qua nhà văn hay gán ghép ý nghĩ cứng nhắc của mình cho lớp trẻ. Tôi cũng cố hiểu thanh niên bây giờ. Nhưng khó quá. Cho nên, nhân vật của tôi toàn trung niên thôi.

Nói về lớp trẻ, họ rất khác với tầng lớp trung niên từ cách ăn mặc, thể hiện tâm trạng đến nội tâm, văn hoá đọc... Điều này báo hiệu một sự hoang mang nào đó. Không chỉ lớp trẻ, ngay cả người già cũng thế. Có cả những người giàu, hễ bước chân ra là lên xe hơi, nhưng họ cũng vấp phải cái gì đó chông chênh không vững vàng. Có thể giải thích bằng sự thiếu hụt một sự tin cậy nào đó ở trong tâm hồn con người. Họ châng lâng thì đúng hơn.

* Vậy ông còn dám viết tiếp những "bóng ma" trong đời sống hôm nay?

- Vẫn còn nhiều "bóng ma" chập chờn quanh ta. Và văn chương cần nhất là nói thật.

* Đọc một số tiểu thuyết gần đây, không ít ý kiến cho rằng có cảm giác nhân vật tự "che mắt, che tai, không rõ mặt" mà đi vào văn chương. Ông nghĩ sao?

- Văn chương ở ta thiếu tính hài hước đã đành, lại thiếu chất bản năng mạnh mẽ cộng sự hồn nhiên - đó là cái duyên của văn. Cũng có thể trong một số tiểu thuyết, người ta không vẽ nên những chân dung, những mặt người, mà chỉ vẽ sự kiện và mối liên quan giữa chúng. Vì họ khó đào sâu vào vô thức cũng như bản năng sống của con người.

Theo LĐ-VnE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên