Người dân được tầm soát sức khỏe miễn phí trong chương trình tầm soát 151 do Davipharm, Adamed tài trợ giúp phát hiện sớm bệnh tim mạch, tiểu đường (Hình: Davipharm)
Chương trình dài hạn phi lợi nhuận "Chăm Sóc Sức Khỏe Việt" do Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y Tế và Davipharm, Adamed triển khai nhằm chung tay phòng chống các bệnh không lây nhiễm (BKLN) thường gặp, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân Việt Nam.
"Chúng tôi triển khai chương trình Tầm Soát 151 miễn phí với thông điệp ‘tầm soát sức khỏe 151 - 1 Năm Hãy Tầm Soát Sức Khỏe Ít Nhất 1 Lần!’, nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức về tầm soát phát hiện sớm các bệnh tiểu đường, tim mạch, giảm gánh nặng bệnh tật và nâng cao chất lượng sống.
Đây là hoạt động được chúng tôi định hướng dài hạn vì cộng đồng, thuộc dự án Chăm Sóc Sức Khỏe Việt" - Chị Trương Quốc Hương, Giám Đốc Kinh Doanh & Tiếp Thị Davipharm cho biết.
Bệnh lý suy thận ngày càng gia tăng
Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức, song ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận và hàng năm có khoảng 8.000 ca bệnh mới. Chỉ tính riêng bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu là khoảng 800.000 người, chiếm 0,1% dân số.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thận mạn nhưng 2 nguyên nhân chính là bệnh thận đái tháo đường (ĐTĐ) và bệnh thận xơ hóa do tăng huyết áp.
Thận nhân tạo, phao cứu sinh của bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thận
Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thận mạn còn gặp nhiều khó khăn
• Chẩn đoán và điều trị sớm là giải pháp duy nhất làm chậm và ngăn ngừa diễn tiến này. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị sớm bệnh thận mạn còn gặp nhiều khó khăn. Lý do là người bệnh không có triệu chứng giai đoạn sớm, các xét nghiệm eGFR, ACR... không được sử dụng tối ưu để đánh giá.
• Biết biểu hiện sớm của tổn thương thận đái tháo đường là tình trạng xuất hiện đạm trong nước tiểu. Đạm niệu còn cảnh báo nguy cơ tử vong do biến chứng tim mạch ở người bệnh đái tháo đường. Để tìm đạm niệu, người bệnh cần lấy nước tiểu xét nghiệm theo 3 cách: ngẫu nhiên, 24 giờ và trong khoảng thời gian nhất định.
• Một biểu hiện thường gặp khác ở bệnh thận đái tháo đường là tăng huyết áp. Đây là hậu quả, đồng thời cũng là nguyên nhân gây tổn thương thận. Huyết áp tăng xuất hiện ở 30% bệnh nhân đái tháo đường mới mắc và 70% ở giai đoạn nặng. Tăng huyết áp có thể từng cơn hoặc cao trung bình, làm suy giảm chức năng thận nhanh chóng.
• Người bệnh suy thận thường tử vong vì bệnh lý tim mạch hơn là suy thận mạn giai đoạn cuối. Bệnh nhân thường được phát hiện vào giai đoạn muộn, khi không còn giải pháp điều trị nào hữu hiệu ngoài chạy thận, ghép thận. Các biến chứng thận thường xảy ra sớm ở đái tháo đường týp 2, nên cần quản lý sớm các nguy cơ suy thận.
Tầm soát biến chứng thận cho người bệnh đái tháo đường và cao huyết áp
Để tầm soát bệnh thận ĐTĐ, các bác sĩ sẽ cho tìm albumin trong nước tiểu. Tìm albumin trong nước tiểu sẽ giúp can thiệp sớm để phòng ngừa bệnh thận nặng thêm. Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 cần thử albumin nước tiểu khoảng 3-5 năm sau khi chẩn đoán bệnh. Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, cần tìm albumin ngay lúc mới chẩn đoán và theo dõi hằng tháng.
Những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, hoặc có bệnh tim mạch, tiền sử viêm thận cấp hay tiền sử gia đình mắc bệnh thận, người trên 60 tuổi, béo phì có chỉ số BMI trên 30 nên được tầm soát bệnh thận mạn.
Cần tầm soát biến chứng thận cho người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp
Phòng ngừa bệnh thận mạn do đái tháo đường, tăng huyết áp
Để phòng ngừa bệnh thận mạn do đái tháo đường, tăng huyết áp, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc:
• Kiểm soát tốt đường huyết: Điều chỉnh đường huyết tốt có thể ngăn chặn được bệnh thận tiến triển. Nếu điều trị tích cực và thực hiện chế độ ăn kiêng chặt chẽ có thể giảm được 25% nguy cơ biến chứng.
• Kiểm soát tốt huyết áp và đạm niệu: Người bệnh nên thay đổi lối sống và chế độ ăn. Không hút thuốc lá, giảm cân, tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn. Ăn nhạt vừa phải, giảm mỡ không chỉ làm giảm huyết áp mà còn làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch khác.
Việc giảm huyết áp sẽ ngăn chặn nguy cơ biến chứng mạch máu lớn cũng như vi mạch và khống chế tốt huyết áp và đạm niệu sẽ làm chậm tiến triển bệnh thận đái tháo đường.
Theo thông tin của Bộ Y tế, tại Việt Nam, cứ 100 trường hợp tử vong thì có 77 người chết do các bệnh không lây nhiễm. Mặc dù nguy hiểm, nhưng các BKLN có thể được phòng chống hiệu quả thông qua kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ.
Đó là lý do Davipharm (https://davipharm.info/vi/), thành viên của tập đoàn Adamed Pharma S.A-Ba Lan, phối hợp cùng Cục Y Tế Dự Phòng - Bộ Y tế thông qua chương trình hợp tác dài hạn "Chăm Sóc Sức Khỏe Việt".
Chương trình bắt đầu từ năm 2021 và tiếp tục thành công vào năm 2022, nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia, tổ chức uy tín. Tìm hiểu thêm tại https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận