Quy định thêm ngưỡng để xử phạt là không cần thiết vì cần phải có nhiều nghiên cứu thêm về tính chính xác của khoa học, vừa giảm đi hiệu lực răn đe của luật pháp.
Quy định ngưỡng nào để xử phạt sẽ mất thêm thời gian nghiên cứu trong thực tế cũng như tính pháp lý, vừa gây khó khăn trong xử lý vừa tạo điều kiện gây tranh cãi của người vi phạm.
Tôi đồng ý ở một số quốc gia có quy định ngưỡng trong việc uống rượu bia lái xe. Nhưng mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Không cứ cái gì người ta làm thì minh phải làm rập khuôn bởi nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan khác nhau ở từng khu vực địa chính trị, văn hóa từng quốc gia.
Cơ địa con người không ai giống ai, và luật thì phải rõ ràng cụ thể và chính xác bằng khoa học định lượng.
Ngoài ra, khi có ngưỡng nồng độ cồn thì ý thức "đã uống rượu thì không lái xe" không được tuân thủ tuyệt đối.
Nồng độ cồn bằng 0 thì ý chí tuân thủ của người ngồi sau tay lái rất cao. Họ không chỉ nghĩ tới số tiền chịu phạt mà còn nghĩ tới chuyện lái xe không còn tỉnh táo, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đe dọa sự an toàn cho họ và an toàn tính mạng của người khác.
Ngoài ra, nồng độ cồn bằng 0 khi lái xe được đưa vào dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông còn phù hợp Luật Phòng chống tác hại của rượu bia.
Trong đó, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (ô tô, xe máy, xe điện...) và giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn...) khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Một điểm nữa, khi có ngưỡng nồng độ cồn thì còn có sự "tính toán" uống bao nhiêu bia rượu khi lái xe thì không bị phạt, có nghĩa là đã uống rượu bia mà vẫn còn lái xe vì tin rằng hơi thở của mình sẽ dưới mức bị phạt.
Đây là suy nghĩ chủ quan, căn cứ trên sự cảm nhận và ý muốn của lái xe (sau khi đã uống bia rượu) nên rất dễ sai lầm, dễ bị phạt hoặc gây tai nạn.
Cốt lõi của luật pháp là phát huy hiệu lực răn đe. Vì thế nồng độ cồn bằng 0 cho người ngồi sau tay lái là rất cần thiết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận