Chiếc lò thắp hương bằng gỗ chứa đá được tìm thấy tại các khu vực nghĩa trang ở , có từ khoảng 2500 năm trước - Ảnh: REUTERS
Các nhà khoa học đã phát hiện dư lượng cần sa được tìm thấy trong các lò thắp hương ở khu vực miền núi phía tây , có niên đại từ khoảng 500 năm trước Công nguyên.
Cụ thể vết tích cần sa được tìm thấy ở 10 lò thắp hương làm bằng gỗ chứa đá bên trong tại 8 ngôi mộ thuộc khu vực nghĩa trang Jirzankal, dãy núi Pamir, khu vực Tân Cương ở Trung Quốc. Những vết cháy trong đám đá ấy đều lưu lại dư lượng cần sa.
Tại khu vực này, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy xương người và đồ tạo tác sử dụng trong các đám tang cổ xưa cũng như nghi lễ hiến tế. Chính vì vậy, cần sa có thể là chất đã được sử dụng khi thực hiện các đám tang hoặc nghi lễ hiến tế này.
Tuy nhiên khi phân tích, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện dấu vết cần sa này chứa mức độ THC cao bất thường so với cần sa ngoài thiên nhiên.
THC là Tetrahydrocannabinol, chứa trong cần sa, và là thành phần chính tạo ra tác động của chất kích thích này lên tâm lý con người. Nói cách khác THC đóng vai trò chính tạo ra cảm giác "phê pha" cho người sử dụng.
Điều này đồng nghĩa cần sa cách đây 2.500 năm đã được người dân của khu vực phía tây Trung Quốc sử dụng một cách hoàn toàn có chủ ý.
Hãng tin Reuters ngày 12-6 dẫn ý kiến của các nhà khoa học đăng trên tạp chí Science Advances cho rằng họ có thể mơ hồ tưởng tượng lại khung cảnh những buổi lễ tang năm xưa.
Trong đó, dưới ngọn lửa bập bùng, âm nhạc xung quanh và những làn khói, người thực hiện nghi lễ ngửi mùi cần sa để thay đổi tâm trí và có lẽ cảm giác "phê pha" này là cách họ tin rằng mình đang giao tiếp với thần linh hoặc người đã khuất.
Nhà khảo cổ học Yimin Yang tại Đại học Khoa học Trung Quốc - người đứng đầu nghiên cứu trên, cho rằng phát hiện này là bằng chứng rõ ràng lâu đời nhất về việc sử dụng cần sa có chủ đích, hướng vào tác dụng của nó lên tâm trí con người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận