TTCT - Việc một cuộc suy thoái ngấp nghé xảy ra có thể không có gì mới mẻ với nhiều người đã ngoài 40 nhưng lại là lần đầu tiên đối với những công dân trẻ tuổi, khiến họ phải vật lộn tìm cách quản lý chi tiêu. Khảo sát do PwC thực hiện trên 9.180 người tiêu dùng ở 25 quốc gia và vùng lãnh thổ vào tháng 12-2022 cho thấy 40% người thế hệ gen Z rất lo ngại về tình hình tài chính hiện tại của bản thân và có ý định thực hành tiết kiệm chi phí trong 6 tháng tới. Tỉ lệ này ở lứa millennials thậm chí còn cao hơn - 43%.Bí kíp tham gia thử thách không tiêu pha: "Nếu đói bụng, hãy về nhà. Mang cơm trưa đi làm, sau giờ làm việc về ăn cơm nhà để giảm tiền ăn ngoài nhiều nhất có thể, và nhớ "dọn" tủ lạnh". Nguồn: korea.krNhìn chung ở tất cả các lứa tuổi tham gia khảo sát của PwC, tỉ lệ có ý định thực hành tiết kiệm chi phí trong 6 tháng tới lên đến 96%, với 42% dự kiến sẽ giảm đáng kể chi tiêu của họ cho tất cả các khoản. Chẳng hạn, họ sẽ ít đi du lịch hơn, chuyển sang một nhãn hiệu rẻ hơn cho từng sản phẩm cụ thể, thậm chí thôi không mua một sản phẩm mà họ từng dùng thường xuyên. Đối với các mặt hàng tạp hóa - lĩnh vực lẽ ra ít có khả năng bị cắt giảm nhất, có tới 24% người tiêu dùng cho biết họ sẽ giảm chi tiêu khoản này, so với chỉ có 12% dự định làm vậy trong cuộc khảo sát hồi tháng 6.Tương tự, số người dự định tăng mua sắm trực tuyến trong vòng nửa năm tới đã giảm từ 50% hồi tháng 6 xuống 43%, dự định mua sắm trực tiếp cũng giảm từ 33% xuống 23%. Về tình hình mua sắm thực tế trong 3 tháng cuối năm ngoái, 68% người được khảo sát nói rằng giá tăng có tác động lớn nhất đến trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng của họ, 48% cho biết việc giá hàng gia dụng tăng cao là vấn đề họ thường xuyên gặp phải khi mua sắm trực tuyến.Nhật: hàng ngàn mặt hàng tăng giáTại Nhật, giá cả tăng cao đang làm tổn thương người tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ. Tổng số tiền tiết kiệm tích lũy trong những năm COVID lên đến 64 ngàn tỉ yen (498 tỉ USD) cũng không giúp gì mấy cho kích thích tiêu dùng, theo báo cáo đầu tháng 2 của Văn phòng Nội các Nhật Bản.Lạm phát ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã tăng 4,2% trong tháng 1 so với một năm trước đó, gấp đôi mục tiêu kiềm chế ở mức 2% của Ngân hàng Trung ương và là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 9-1981 do giá năng lượng và thực phẩm cao hơn. Trong bối cảnh đó, chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của những người từ 34 tuổi trở xuống đang có xu hướng giảm mạnh, theo Japan Times.Với Jumpei Shintani, một nhân viên văn phòng 29 tuổi ở Tokyo, làn sóng tăng giá ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của anh. Là người không bao giờ nấu ăn ở nhà mà luôn ăn ở ngoài hoặc mua đồ ăn sẵn ở các cửa hàng tiện lợi, gần đây anh "sốc khi thấy giá món gà rán tăng", Shintani nói với Japan Times. Gà rán nằm trong số 12.054 mặt hàng dự kiến sẽ tăng giá tại Nhật trong năm nay do chi phí nguyên vật liệu và hậu cần cao, theo kết quả một khảo sát 195 doanh nghiệp đồ uống và thực phẩm, do công ty nghiên cứu tín dụng Teikoku Databank thực hiện, Kyodo News dẫn lại.Trong số đó, giá của 5.463 mặt hàng, chẳng hạn thực phẩm đông lạnh và hải sản, được nâng trong tháng 2; 2.716 mặt hàng thực phẩm, bao gồm cả bánh kẹo, dự kiến sẽ tăng giá trong tháng 3; và 3.192 mặt hàng sẽ tăng giá vào tháng 4. Teikoku dự đoán việc tăng giá từ 2.000 đến 3.000 mặt hàng mỗi tháng sẽ tiếp tục cho đến mùa hè này.Ảnh: Getty ImagesHàn: Thử thách "không tiêu tiền"Đối mặt với tình trạng lạm phát quá cao, một bộ phận người trẻ Hàn Quốc cũng đã áp dụng cách chi tiêu thận trọng hơn. Từ khoảng cuối mùa hè năm ngoái, mạng xã hội Hàn Quốc xuất hiện thử thách "không tiêu pha" - giảm tất cả các khoản chi tiêu hằng ngày nhiều nhất có thể - được giới trẻ hưởng ứng tích cực, cho đến nay vẫn còn.Tính đến nay đã có hơn 15.000 bài đăng trên Instagram gắn các hashtag #무지출 (không tiêu xài), #무지출챌린지 (thử thách không chi tiêu) và #무지출데이(ngày không tiêu pha) - nơi giới trẻ xứ Hàn chia sẻ các câu chuyện hoặc bí kíp tiết kiệm. Ngoài cắt giảm chi tiêu, nhiều người hưởng ứng phong trào còn lách luật bằng cách bán đồ cũ không dùng đến để kiếm một khoản thu nhập bù vào số tiền đã chi ra, theo khảo sát của kênh truyền hình MBS của Hàn Quốc.Trang E-Daily ngày 2-2 nêu "điển hình" của trào lưu này: một thanh niên khẳng định không phải tốn một đồng nào trong ngày. Anh chia sẻ: "Lúc đầu chỉ cố không chi xài gì nhiều, dần dần tôi cắt luôn khoản chi phí đi lại bằng cách đi bộ". Một người khác, đang trong độ tuổi 20, đã hoàn thành 17 ngày trong mục tiêu "31 ngày không tiêu pha". "Chi phí nhà ở, viễn thông, đi lại là những chi phí cố định nên rất khó cắt giảm. Tôi đặt ra ngân sách hàng tháng và chi tiêu, nhưng tháng trước tôi thường đi bộ về nhà sau khi tan làm để tập thể dục, vì vậy tôi tiết kiệm được nhiều chi phí đi lại. Nếu bạn sử dụng nhiều phương pháp tương tự, có thể kiểm soát được rất nhiều khoản" - anh chia sẻ.Trong khi đó, theo báo Ulsan Jeil Ilbo ngày 5-2, một cách thắt lưng buộc bụng khác của người tiêu dùng Hàn Quốc giữa bão giá là sử dụng sổ tay chi tiêu gia đình và phiếu mua hàng giảm giá (coupon).Sổ chi tiêu từng là mặt hàng chẳng mấy ai để tâm, ít nhất là cho đến giữa mùa hè năm ngoái khi trào lưu "không tiêu pha" được giới trẻ Hàn hưởng ứng rầm rộ. Theo số liệu từ sàn thương mại điện tử Gmarket của nước này, doanh số sổ tay chi tiêu gia đình tháng 1 tăng 79% so với cùng kỳ năm trước.MInh họaĐối với coupon, doanh số các phiếu dành cho dịch vụ buffet, nhà hàng, ăn uống tăng vọt 435% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm trước. Chẳng hạn, trên trang thương mại điện tử 11Street, doanh số coupon để được mua giảm giá pizza và gà tăng 86%, nhà hàng và buffet tăng 202%, bánh các loại tăng 25% so với năm ngoái. Có trường hợp còn bán lại coupon được tặng thông qua ứng dụng mua bán đồ cũ Karrot để có thêm phần nào chi phí sinh hoạt.Đồ sắp hết hạn và được giảm giá ở các cửa hàng tiện lợi cũng rất được ưa chuộng. Điển hình tại hệ thống Emart 24, lượng mua hàng cận "đát" trong tháng 1 tăng 45% so với tháng 12. Số lượng người Hàn tới các cửa hàng tiện lợi mua đồ ăn chế biến sẵn sắp hết hạn hoặc dùng phiếu ăn trưa giảm giá trả tiền theo tháng cũng tăng 20%.Tại chuỗi 7-Eleven, đồ gia dụng giá rẻ được trưng bày tại một góc riêng là mặt hàng hot được người tiêu dùng Hàn săn lùng. Từ tháng 8 đến tháng 12 năm ngoái, doanh số từ những kệ hàng này đã tăng 250% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt là nhu yếu phẩm hằng ngày như sữa tắm và chất tẩy rửa nhà bếp.Nhãn hàng siêu rẻ Good People của 7-Eleven cũng tăng doanh số 30% trong quý cuối năm ngoái so với quý trước đó. Lý do các mặt hàng được bán với giá thấp hơn nhiều so với giá ban đầu là do chúng bị lỗi nhưng chất lượng không bị ảnh hưởng.■ Ở Anh, vào đầu năm nay, chi tiêu cho hàng hóa tùy ý trong độ tuổi từ 18 đến 29 không đổi hoặc âm so với một năm trước đó, tờ Bloomberg cho biết. Theo Đài BBC, CPI tháng 1 của quốc gia này đã giảm xuống 10,1% từ mức 10,5% vào tháng 12-2022. Bloomberg nhận định chi tiêu cho hàng hóa ở lứa tuổi thanh niên trong nửa đầu tháng 1 giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Về dịch vụ, mặc dù đây là hạng mục chi tiêu mạnh nhất đối với gen Z với mức tăng lên tới 11%, nhưng nó vẫn kém xa mức tăng hơn 33% của những người trong độ tuổi từ 55 đến 64.Những ngày tháng 1 khi lạm phát của Mỹ đã hạ nhiệt đôi chút xuống 6,41%, nhưng vẫn cao hơn dự đoán 6,2% của nhiều chuyên gia, Đài Fox 5 New York đưa tin người trẻ thuộc thế hệ Millennials (tuổi 26 - 40) và gen Z (dưới 25) nơi đây chật vật xoay xở để đủ sống, kèm theo những lời khuyên làm thế nào cắt giảm chi phí.Chỉ cách đây 2 tháng, những người trẻ này còn hào hứng lên kế hoạch du lịch cuối năm dù cho vẫn đau đầu tìm cách bớt tốn kém nhất có thể. Theo một khảo sát thực hiện vào cuối năm ngoái bởi công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường trực tuyến YouGov, 67% người trả lời cho biết họ sẽ cố gắng tiết kiệm tiền cho các chuyến du lịch bằng cách chọn địa điểm gần nhà hơn, lái xe thay vì đi máy bay, thực hiện các chuyến đi ngắn hơn hoặc cắt giảm các hoạt động vui chơi, thăm thú tại điểm đến. Khảo sát của YouGov cũng cho thấy 37% khách du lịch Mỹ dự định chi tiêu ít hơn so với những kỳ nghỉ trước đại dịch COVID-19.Nhưng có lẽ du lịch giờ đây là khoản chi tiêu khá xa xỉ đối với nhiều người trẻ Mỹ. Trả lời phỏng vấn của Fox 5, một người tiêu dùng gen Z cho biết: "Giờ tôi chỉ đủ chi trả các nhu yếu phẩm cần thiết. Tập gym là khoản chi xa xỉ duy nhất mà tôi vẫn duy trì".Cố vấn tài chính Rich Leimgruber nhận định: "Đối với giới trẻ, những người chỉ mới tham gia vào lực lượng lao động, họ vẫn chưa nhận ra ảnh hưởng của lạm phát lên dòng tiền bổ sung mà trong tương lai họ có thể bị thâm hụt mất". Lời khuyên của ông là: "Chỉ chi tiêu cho những gì bạn thật sự cần, ngừng mua những gì bạn muốn. Hãy liệt kê chi tiêu và điểm ra những gì bạn cần mua hằng tháng cũng như những gì không cần thiết". Tags: Thắt lưng buộc bụngQuản lý chi tiêuNgười tiêu dùngTiết kiệm chi phíGiảm chi tiêuTiền tiết kiệmCắt giảm chi tiêuGiới trẻ hànChi phí sinh hoạtCắt giảm chi phíTiết kiệm tiềnNgười trẻNHậtHàn Quốc
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Bài ca không quên lần đầu tiên biểu diễn ngoài trời, đường đi bộ Nguyễn Huệ rực cờ hoa HOÀI PHƯƠNG 22/12/2024 Nhiều ca sĩ như Cẩm Vân, Đức Tuấn, Hồ Trung Dũng, Phan Mạnh Quỳnh... góp giọng trong chương trình nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Mừng Giáng sinh tưng bừng, trung tâm TP.HCM đông nghịt người đến khuya NHẬT XUÂN 22/12/2024 Trong không khí se lạnh, nhiều người dân TP.HCM tranh thủ cuối tuần để tận hưởng không khí Giáng sinh tại các điểm vui chơi khu vực trung tâm thành phố.
Bournemouth nhấn chìm Man United ngay tại Old Trafford HOÀI DƯ 22/12/2024 Khuya 22-12, Man United tiếp tục chuỗi trận bất ổn khi để thua đậm Bournemouth 0-3 ngay trên sân nhà ở vòng 17 Giải ngoại hạng Anh (Premier League).
Huế, Hà Nội lọt top 50 thành phố ẩm thực năm 2024 của TasteAtlas, TP.HCM 'rớt' đáng tiếc TÔ CƯỜNG 22/12/2024 Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa chốt danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới, Việt Nam có đến hai địa danh lọt vào top.