19/03/2022 08:51 GMT+7

Người tiêu dùng 'méo mặt' vì giá hàng hóa đồng loạt tăng mạnh

NGUYỄN TRÍ - CÔNG TRUNG
NGUYỄN TRÍ - CÔNG TRUNG

TTO - Người tiêu dùng đang gặp khó khi nhiều mặt hàng, trong đó có những mặt hàng thiết yếu và tiêu dùng hằng ngày, tăng giá chóng mặt. So với cùng kỳ năm trước, nhiều mặt hàng tăng đến hơn 40%.

Người tiêu dùng méo mặt vì giá hàng hóa đồng loạt tăng mạnh - Ảnh 1.

Giá nguyên liệu, đường trắng tăng đẩy giá nhiều mặt hàng bánh kẹo tăng theo - Ảnh: N.TRÍ

Bà Nguyễn Thị Bích (chủ cửa hàng tạp hóa Cô Bích, P.26, quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết giá hầu hết các mặt hàng đều lên, nếu so với khoảng 1 năm trước giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đã tăng 10-20%.

Cụ thể, nước mắm phân khúc bình dân từ 24.000 đồng/chai thì hiện lên 31.000 đồng/chai 500ml; đường trắng từ 17.000 đồng/kg hiện lên 25.000 đồng/kg; dầu ăn phổ biến từ 39.000 đồng lên trên dưới 46.000 đồng/chai 1 lít, thậm chí đầu mối bỏ hàng cho biết sẽ còn tăng thêm; gạo 15.000-16.000 đồng/kg lên 17.000-18.000 đồng/kg tùy loại; bia từ 320.000 đồng/thùng lên 365.000 đồng/thùng 24 lon.

Ngoài ra, thời gian qua, hầu hết loại bánh kẹo đều được các đầu mối liên tục tăng giá với mỗi đợt tăng 1.000-2.000 đồng/sản phẩm. Thịt gà công nghiệp (đã làm sạch) nguyên con từ 48.000 đồng/kg hiện lên 58.000 đồng/kg. Tương tự, giá gas được nhiều cửa hàng bán ra đã tăng mạnh, phổ biến từ 360.000 đồng lên 510.000 đồng/bình 12kg.

Người tiêu dùng méo mặt vì giá hàng hóa đồng loạt tăng mạnh - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 19-3, đại diện một doanh nghiệp sản xuất dầu ăn tại TP.HCM cho biết ngoài ảnh hưởng giá nguyên liệu thì giá xăng dầu, vận tải tăng mạnh cũng góp phần khiến giá dầu ăn tăng thêm.

“Ngoài dầu mè được sử dụng một phần nguyên liệu trong nước, còn lại lượng lớn dầu ăn khác như dầu cọ, hướng dương, cải, đậu nành... phải dùng nguyên liệu nhập khẩu. Do đó, việc biến động giá là rất lớn, và khả năng việc tăng giá chưa dừng lại”, vị này nhận định.

Trong khi đó, theo các doanh nghiệp vận tải, giá vận chuyển đã tăng dần. Ông Quý - một thương lái tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM) - cho hay cước phí vận chuyển rau quả từ Lâm Đồng xuống TP.HCM tăng từ 1.000-1.500 đồng/kg lên 2.000 đồng/kg.

Tương tự, theo ông Nguyễn Quốc Văn - thương lái tại Bến Tre - hiện tiền cước vận chuyển từ Bến Tre lên TP.HCM ở mức 2,5 triệu đồng/xe tải 2,5-3 tấn, tăng 20% so với thời điểm giá xăng ổn định. Chi phí vận chuyển tăng cũng góp phần khiến giá rau củ quả tăng dần dù sản lượng vẫn ổn định.

Áp lực tăng giá hàng hóa Áp lực tăng giá hàng hóa

TTO - Nhiều doanh nghiệp thừa nhận đang chịu sức ép tăng giá rất lớn. Cùng với giá xăng dầu và gas tăng, chi phí sản xuất đầu vào của tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ đều bị ảnh hưởng.

NGUYỄN TRÍ - CÔNG TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên