Kết luận này mới được các nhà nghiên cứu từ Đại học Missouri (Mỹ) công bố, trong một báo cáo khoa học đăng trên Sleep Science.
Bằng cách sử dụng dữ liệu của 2000 vụ va chạm giao thông ở sáu tiểu bang của Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người lái xe mắc chứng rối loạn giấc ngủ thường thiếu chú ý khi lái xe, hơn những người không mắc chứng này, ngay cả khi người đó làm việc ban ngày.
Theo đó, những người làm việc trong khung giờ “phi truyền thống”, chẳng hạn như 11 giờ đêm đến 7 giờ sáng có nhiều nguy cơ phát triển các chứng rối loạn giấc ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự tỉnh táo của họ. Tình trạng này có tác động lớn đến cuộc sống của chính người đó, và những người xung quanh. Đặc biệt, trong việc tham gia giao thông, nhóm người này có nguy cơ xảy ra va chạm hoặc suýt va chạm, cao hơn tới 3 lần so với nhóm lao động làm việc ban ngày.
Theo các nhà nghiên cứu, khám phá này có ý nghĩa quan trọng, cho thấy việc cần thiết phải xác định biện pháp giúp ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn. Có thể xây dựng thêm các khu vực nghỉ ngơi trên đường cao tốc, bên đường và nhắn tin để cải thiện sự chú ý của người lái xe. Bên cạnh đó, cần khuyến khích những lao động ca đêm sử dụng các phương tiện giao thông công cộng khác, thay vì tự lái xe.
Buồn ngủ, thiếu tỉnh táo khi lái xe là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông trên toàn thế giới. Chỉ tính riêng tại Mỹ, việc lái xe khi buồn ngủ đã dẫn đến cái chết của 697 người trong năm 2019.
Các chuyên gia lưu ý rằng, đa số các vụ tai nạn do lái xe buồn ngủ chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa đến 6 giờ sáng hoặc vào cuối buổi chiều. Khi đó, hầu hết mọi người cảm thấy đồng hồ sinh học “như thể đang đình công”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận