05/05/2019 13:22 GMT+7

'Người Thái mà'

CÔNG TRIỆU
CÔNG TRIỆU

TTO - "Người Thái mà" - cụm từ này được chị Thuận nhấn mạnh nhiều lần với các chị em về sự mạnh mẽ của khối hình, đường nét, màu sắc và sự biểu cảm khi thể hiện nét văn hóa dân tộc Thái trên từng sản phẩm thổ cẩm.

Người Thái mà - Ảnh 1.

“Homestay kể chuyện” của chị Thuận - Ảnh: CÔNG TRIỆU

"Đường viền này cần làm mềm mại hơn thì con voi ở giữa mới nổi lên. Còn các góc này thì lại cần được làm sắc hơn để tấm vải thêm phần mạnh mẽ" - nghệ nhân Vì Thị Thuận chỉ vào bức thêu để hướng dẫn thợ thêu của mình tại cơ sở may thêu ở bản Lác thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội Thuận Hòa (Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình) do chị làm giám đốc.

"Người Thái mà! Phải mạnh mẽ lên chứ!"

Vào sáng sớm, khi bản Lác còn ngái ngủ trong làn sương mờ ảo thì công việc của hơn 50 phụ nữ ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Thuận Hòa đã bắt đầu với dàn hòa ca đều đặn của dàn máy may và khung cửi. 

Chị Thuận hướng dẫn thợ thêu Hà Thị Linh (32 tuổi, bị cắt một chân vì tai nạn giao thông): "Cái hoa văn này cần có điểm nhấn thật mạnh, em nên dùng màu gì thật nóng cho nó nổi lên chứ đừng dùng màu vàng. Người Thái mà, phải mạnh mẽ lên chứ!".

"Người Thái mà" - cụm từ này được chị Thuận nhấn mạnh nhiều lần với các chị em về sự mạnh mẽ của khối hình, đường nét, màu sắc và sự biểu cảm khi thể hiện nét văn hóa dân tộc Thái trên từng sản phẩm thổ cẩm.

Cơ sở may thêu của chị Thuận hình thành vào đầu năm 2008, từ ý tưởng của chị muốn tạo việc làm cho người khuyết tật trong xã tự kiếm sống bằng vốn văn hóa dân tộc Thái sẵn có. Thế là từ 5 cô gái khuyết tật của bản Lác ban đầu, hiện nay cơ sở này có đến hơn 50 người khuyết tật làm việc, với mức lương tháng từ 2 đến 5 triệu đồng.

Theo nhận xét của nhà thiết kế Minh Hạnh: "Chị Vì Thị Thuận là một nghệ nhân rất tâm huyết với nghề, sản phẩm thổ cẩm từ cơ sở chị làm ra mang đậm chất văn hóa Thái, rất phù hợp với thời trang hiện đại".

Lấy chồng năm 20 tuổi, về nhà chồng cũng là lúc du khách nước ngoài bắt đầu đổ về bản Lác. Sản phẩm thổ cẩm thông qua bàn tay lành nghề của chị được du khách đón nhận trong sự thích thú. 

Không dừng lại ở bản, chị mang thổ cẩm tham gia trình diễn nhiều lễ hội trong cả nước, sang cả Lào, Thái Lan... Đặc biệt, chị cũng được một cơ quan văn hóa của Đức mời sang "truyền nghề" dệt thổ cẩm và trao đổi văn hóa dệt may tại một trường nghệ thuật ở Đức. 

Đó thực sự là những chuyến cọ xát, học hỏi và bồi đắp cho cả nghề dệt, từ mẫu mã, thị hiếu cũng như việc quản lý trung tâm lẫn các dịch vụ du lịch của mình.

Thổ cẩm kể chuyện

Chị Thuận kể một ngày của 10 năm trước, trong dòng khách châu Âu kéo đến bản Lác, một nhóm khách vào xem chị dệt bỗng ngỏ ý xin trú qua đêm. Nụ cười mãn nguyện của các vị khách Tây sáng hôm sau cũng khởi đầu cho dịch vụ homestay của chị. Cho đến nay, ngôi nhà sàn Thái của gia đình chị đang là một điểm lưu trú hấp dẫn, thu hút du khách.

Dẫn chúng tôi thăm homestay của mình, chị Thuận bảo rằng chị muốn kể cho khách lưu trú các câu chuyện của người phụ nữ Thái thông qua từng căn phòng. 

Chỉ tay vào một căn phòng, chị nói: "Các sản phẩm thổ cẩm trong này, từ màu sắc, hoa văn trên drap trải giường, tranh thêu, hình ảnh... đều khá ngô nghê, tự nhiên vì nó do một cô gái trẻ mới vào nghề thực hiện, kể về những câu chuyện của cô ấy. Trong khi phòng bên cạnh là những hình ảnh thổ cẩm màu sắc đẹp hơn, "chín" hơn, do một nghệ nhân Thái dày tuổi nghề thực hiện...".

Cô gái trẻ khởi nghiệp với cà phê thổ cẩm

TTO - Kết hợp giữa cà phê với nghề thủ công mỹ nghệ của đồng bào Tây Nguyên, cô gái phố núi Pleiku Phan Thùy Nhật Hạ (32 tuổi) đã khởi nghiệp với mô hình khác biệt: cà phê Củi đựng vào túi thổ cẩm, tặng kèm phin pha cà phê gốm sứ.

CÔNG TRIỆU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên