TTCT - Khi mùa giải đua xe công thức 1 (F1) khởi tranh vào tháng 3 này, lần đầu tiên trong lịch sử có một phụ nữ đảm nhận cương vị chủ tịch một đội đua, quản lý mọi thứ từ hoạt động của đội trên đường đua tới văn phòng ban lãnh đạo. Phóng to Monisha Kaltenborn cùng cựu chủ tịch Peter Sauber (phải) và tay đua người Đức Nico Hulkenberg - Ảnh: Reuters Môn thể thao tốc độ tốn kém nhiều tiền bạc và năng lượng này trước giờ vẫn được coi là lãnh địa bất khả xâm phạm của nam giới, nhất là ở các cương vị lãnh đạo. Thế nên, sự xuất hiện của Monisha Kaltenborn trong vai trò chủ tịch đội đua Sauber là một bước đi lịch sử. Kaltenborn, 41 tuổi, làm giám đốc điều hành Sauber từ năm 2010, được bổ nhiệm thay thế Peter Sauber trong cương vị chủ tịch vào tháng 10-2012. Nếu như với những nhà điều hành F1 khác, họ phải phấn đấu nhiều để vươn lên cương vị chủ tịch, thì với Kaltenborn nỗ lực là gấp đôi. Cô đã chiến đấu cho sự thừa nhận phụ nữ và bản thân mình ở môn thể thao này kể từ ngày một giám đốc điều hành khác nhầm Kalterborn là... người phiên dịch của Peter Sauber trong một cuộc họp. “Đó là một quý ông lịch thiệp nhưng đầu óc vốn đã sẵn định kiến. Khi người ta đọc chức vụ của tôi trong đội đua, có thể thấy rõ sự ngạc nhiên trong phòng họp” - Kalterborn nhớ lại. Cô hiện cũng là đại sứ của Ủy ban phụ nữ trong thể thao tốc độ do FIA, Liên đoàn Đua xe hơi thế giới, thành lập. Ủy ban mở các khóa học về môn đua xe, từ các lĩnh vực tài chính, kỹ thuật tới tiếp thị, và 30% những người tham gia là phụ nữ. Tuy nhiên, những ai hi vọng được thấy một phụ nữ về nhất trong môn thể thao này có thể sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian dài. Kalterborn nói với Đài truyền hình Mỹ CNN: “Tôi cho rằng sẽ mất một thời gian vì F1 là môn thể thao rất khó khăn. Chỉ có 22 tay lái trong hàng trăm ngàn người muốn tham dự trên toàn thế giới. Điều quan trọng là phải bắt đầu từ nền tảng, để các bé gái cũng được tiếp cận môn này như các bé trai”. Kaltenborn sinh ở Dehradun, Ấn Độ, rồi cùng cha mẹ sang sống ở Áo năm lên tám. Dù ban đầu muốn trở thành phi hành gia, cô đi học luật và mới chỉ chuyển sang F1 gần đây. “Tôi lớn lên ở Áo, nơi có những tay đua nổi tiếng như Niki Lauda và Gerhard Berger nên có kiến thức cơ bản về môn thể thao này”. Nhưng Kalterborn không bao giờ ngờ rằng đó sẽ là sự nghiệp của mình cho tới khi cô gia nhập nhóm pháp lý của Tập đoàn Fritz Kaiser năm 1998. Kaiser là cổ đông trong đội đua khi đó còn có tên Red Bull Sauber. Khi Kaiser bán các cổ phần trong đội, Kaltenborn chuyển tới Hinwil (Thụy Sĩ) để tiếp tục làm việc trong nhóm pháp lý. Cô nhanh chóng vươn lên từ đây, gia nhập hội đồng quản trị năm 2001, được bổ nhiệm giám đốc điều hành năm 2010 và chủ tịch đội từ năm 2012. Đã kết hôn và có hai con (10 và 7 tuổi), cô phải rất vất vả để có thể “giỏi việc nước, đảm việc nhà” khi với môn F1, hầu hết thời gian là phải xa nhà, đi khắp thế giới. Tags: Đua xeF1Giải đua xe công thức 1Monisha Kaltenborn
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Chỉ còn 18% viên chức Đại học Quốc gia TP.HCM nhận lương từ ngân sách TRẦN HUỲNH 23/12/2024 Đại học Quốc gia TP.HCM tinh giản biên chế gần 10 năm qua với số viên chức nhận lương từ ngân sách hiện còn 1.154 người (khoảng 18%).
Hàng loạt đại học phát cảnh báo chiêu lừa đảo học bổng, giảm học phí cho sinh viên MINH GIẢNG 23/12/2024 Hàng loạt trường đại học phát cảnh báo chiêu trò lừa đảo sinh viên về học bổng, giảm học phí khi chuyển khoản cho cá nhân.
Panama đáp trả ông Trump về đe dọa 'đòi lại' kênh đào THANH HIỀN 23/12/2024 "Mỗi mét vuông của kênh đào Panama và các khu vực lân cận đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục thuộc về Panama".
Nên 'bêu' tên người xả rác bừa bãi như cách làm của người Nhật? THANH NY 23/12/2024 Để trị 'bệnh' xả rác bừa bãi, hãy học người Nhật cách xử lý người thiếu ý thức nơi công cộng.