Những ngày qua, cộng đồng mạng xã hội có nhiều tranh luận trái chiều với tin “chê chủ tịch UBND tỉnh trên Facebook, bị phạt tiền và kỷ luật” - Ảnh: T.Tr. |
Trên đây là lời nhắn gởi của bạn đọc CỦ HÀNH gởi đến Tuổi Trẻ Online khi tham gia diễn đàn:
Những ngày qua, câu chuyện và tiếp tục nhận được nhiều ý kiến trái chiều của bạn đọc.
Để góp thêm một góc nhìn khác, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết này của bạn đọc Củ Hành:
"Ba cán bộ viên chức nhỏ ở thành phố Long Xuyên (An Giang) có đưa ra lời bình luận trên Facebook của họ về ông chủ tịch tỉnh và like. Thế là những người làm công tác quản lý văn hóa, thông tin địa phương quả quyết rằng họ xúc phạm ông chủ tịch của họ.
Cán bộ lãnh đạo mang chức phận phục vụ nhân dân, luôn cần sự góp ý của người dân để hoàn thiện bản thân, thực hiện tốt công việc điều hành. Thế nhưng “thấy” sếp bị xúc phạm đã nóng vội… quên lắng nghe ý kiến của dân, xem đó là kênh thông tin để tham khảo.
Ngược lại, vụ việc được đăng tải trên các báo, đặc biệt trên báo điện tử Tuổi Trẻ thấy tin bài nào cũng nhận nhiều bình luận phản ứng, không đồng tình xử phạt. Phần đông cho rằng câu nói trên rất đỗi bình thường trong cuộc sống, ai cũng đã từng trải qua.
Đó không phải là xúc phạm và không quan trọng đến mức đem ra xử phạt làm gương. Ai chẳng đôi lần trong đời bị nói xấu hay nhận được lời nhận xét chưa đúng về mình.
Cái bình thường là họ đã bình thường vượt qua bất đồng, lời nhận xét chưa đúng kia để sống thanh thản. Là im lặng không quan tâm hay bằng hành động cụ thể, thuyết phục chứng minh rằng người ta đã nói sai. Cái chính là muốn giữ tình làng nghĩa xóm.
Đâu thấy báo chí đưa tin một cá nhân nào đó chỉ vì một câu nói đơn giản mà đưa nhau ra tòa xử lý và bị phạt. Nói nhìn cái mặt kênh kiệu mà bị xử phạt chắc rất nhiều người bị phạt và đâu còn tình đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta.
"Theo dõi vụ “Chê chủ tịch kênh kiệu… bị phạt” tôi chợt có những liên tưởng thú vị.
Tôi có ông chú nhìn mặt nghênh ngang rất thấy ghét nhưng thương vợ con vô cùng, hiếu thuận với cha mẹ. Lại thường hào hiệp làm việc giúp hàng xóm nên cả xóm ai cũng thương mến, dù vẫn nói nhìn cái mặt ông ấy rất… thấy ghét.
Về phần mình, ông chú ấy cũng xem lời nhận xét đó rất bình thường, không giận vì khuôn mặt là do cha mẹ tạo ra. Ai lại ghét bỏ cha mẹ mình?
Qua sự việc liên quan đến ông chủ tịch tỉnh An Giang thấy cách hiểu, diễn giải khái niệm xúc phạm của người dân thường cũng hơi khác so với quan chức.
Nhất là nếu người bị nhận lời nhận xét là người nổi tiếng hoặc có vị thế cao trong xã hội thì sự khác biệt càng thể hiện rõ rệt. Có phải họ là người nhạy cảm, dễ nghĩ bản thân bị xúc phạm, tổn thương hơn người dân?!
Thế mới xảy ra chuyện một bên nghĩ rằng chỉ “nói xấu” theo kiểu vui vui chẳng để tâm, bên lại quả quyết đã xúc phạm nặng nề, cần xử lý.
Dù đang ở thời đại thế giới phẳng, nói phẳng nhưng xem ra cũng giống như ngoài cuộc đời thực vậy. Chúng ta chỉ nên kết bạn, đùa giỡn, bỡn cợt với những người bạn thân gần gũi và cầu thị với chúng ta mà thôi. Tránh nói về người lạ, bởi họ sẽ không dễ hiểu để thông cảm, bỏ qua dù chỉ một câu nói đùa.
"Ai cũng vậy, thường dễ dàng cười người khác song đến lúc bị trở thành nạn nhân của trò đùa sẽ khó chịu, phản ứng, đôi khi thái quá. Với những quan chức và người nổi tiếng như đã thấy, cho thấy rằng họ dễ tổn thương, yếu đuối hơn chúng ta! |
CỦ HÀNH |
Tôi nhớ câu chuyện “Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn” của tác giả Nicôlai Nôsốp (người Ukraine).
Truyện dành cho trẻ em, kể về chú bé tí hon tên Mít Đặc khoác lác và làm việc gì cũng chỉ làm nửa vời. Mít Đặc ngày nọ bỗng dưng muốn học vẽ bèn tìm đến một họa sĩ. Với một cái bút và ít mực màu chú bước vào thế giới nghệ thuật đầy chông gai. Cũng đúng hôm ấy, Tịt Mũi, một bạn đến thăm, Mít Đặc kêu bạn ngồi xuống vẽ chân dung. Là người ưa lòe loẹt, chú lấy những màu đẹp nhất để vẽ.
Kết quả, người được vẽ chân dung có một cái mũi đỏ hồng, một đôi tai xanh nhạt, cặp môi xanh thẫm và đôi mắt màu da cam, một bộ ria to màu tím. Đương nhiên người bạn không thừa nhận mình trong ảnh và đòi xé đi. Hai người bạn giận nhau.
Lại nữa, tối đó Mít Đặc thức khuya để vẽ tất cả người bạn cùng nhà. Chú vẽ chú Tròn Xoay người béo tròn suốt cả bề ngang tờ giấy; Nhanh Nhảu thì có bộ giò gầy như que tăm và cái đuôi như đuôi chó, không hiểu vì sao? Chú thợ săn Viên Đạn thì đang cưỡi con chó Mực. Còn bác sĩ Thuốc Viên thì chú vẽ vào giữa mặt một cái nhiệt kế để thay cho chiếc mũi. Và Biết Tuốt thì ghê gớm hơn, được tặng một đôi tai lừa… Những bức chân dung rất buồn cười và kỳ quặc.
Sáng ra, Mít Đặc đem treo lên tường, ghi rõ tên các chủ nhân bên dưới các bức tranh. Những người bạn lần lượt thức dậy trông thấy các bức tranh người khác thì cười lăn, cười bò, sau đó đến bức tranh của mình thì phát cáu đe dọa Mít Đặc.
Cuối cùng chú Mít Đặc của chúng ta phải từ bỏ nghề họa sĩ để giữ lấy tình bạn gắn bó bao năm. Chú cần những người bạn của mình hơn thú vui trong chốc lát.
Câu chuyện trẻ con nhưng xem ra vẫn đúng với thế giới những người lớn chúng ta.
Ai cũng vậy, thường dễ dàng cười người khác song đến lúc bị trở thành nạn nhân của trò đùa sẽ khó chịu, phản ứng, đôi khi thái quá.
Không ai thoải mái nghe người khác nhận xét không hay về mình! Nhất là những nhận xét cay cú nhất. Nên trước khi nhận xét về ai đó, hãy thử đặt mình vào vị trí của họ để cảm nhận.
Với những quan chức như đã nói, chúng ta cần phải tôn trọng họ nhiều hơn, bảo vệ danh dự của họ, bởi như đã thấy họ dễ tổn thương, yếu đuối hơn chúng ta!
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn có đồng ý với ý kiến này không? Thân mời bạn hãy chia sẻ ý kiến, hình ảnh, clip với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gửi đến email: [email protected]. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận