18/03/2023 09:42 GMT+7

Người nhà nợ nhưng tôi bị 'khủng bố' đòi nợ, phải làm sao?

Người nhà tôi mua hàng trả góp của công ty A nhưng nay không có khả năng trả. Tôi bị nhân viên công ty A gọi điện "khủng bố" đòi nợ.

Họ bảo tôi phải trả thay, nếu không thì sắp xếp nghỉ việc, họ sẽ quậy công ty tôi đang làm.

Tôi không hiểu là từ đâu họ biết được bảo hiểm xã hội tôi đang đóng? Tôi cần phải làm những gì khi họ gọi điện thoại đe dọa hoặc tới công ty nơi tôi đang làm việc để quậy phá?

Luật sư Bùi Quang Nghiêm trả lời về việc bị "khủng bố" đòi nợ:

Người nhà nợ nhưng tôi bị khủng bố đòi nợ, phải làm sao? - Ảnh 1.

Luật sư Bùi Quang Nghiêm - Công ty Luật Hợp danh Nghiêm & Chính

Quy định tại khoản 2, điều 7 của thông tư 43/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7, điều 1 của thông tư 18/2019/TT-NHNN như sau:

- Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng. 

Trong đó số lần nhắc nợ tối đa 5 lần/ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7h đến 21h.

Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Công ty tài chính không có quyền nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ.

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp không cho vay tài chính, pháp luật cũng không có quy định cho phép doanh nghiệp được quyền nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ cho cá nhân, tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ.

Theo thông tin bạn cung cấp, nếu có đủ chứng cứ về hành vi đòi nợ do nhân viên công ty A thực hiện, công ty A có thể bị xử phạt vi phạm hành chính:

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao với cơ quan công an hoặc chính quyền cơ sở gần nhất. 

Nếu có đủ chứng cứ, bạn có thể đến cơ quan có thẩm quyền nêu trên để tố giác tội phạm liên quan đến hành vi đòi nợ do nhân viên của công ty A thực hiện.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].

Đòi nợ kiểu khủng bố: Dọa đâm chết cả con người vay nợĐòi nợ kiểu khủng bố: Dọa đâm chết cả con người vay nợ

Tháng 7-2017, anh N.H.N. vay 50 triệu đồng qua app của Mirae Asset, sau đó chưa trả hết nợ. Đến tháng 7-2022, anh N. được nhóm đòi nợ thông báo "đã mua lại khoản nợ" từ Công ty Mirae Asset và đề nghị anh trả 175 triệu đồng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên