Nhưng BS David cũng khuyên người Mỹ nên chọn cách nghĩ khác, thay vì xem các hướng dẫn về việc đeo khẩu trang là bắt buộc, hãy xem đó là một biểu hiện của đoàn kết: Đeo một chiếc khẩu trang vải có thể ngăn chặn tình trạng lây nhiễm sang người khác, từ những người nhiễm covid-19 nhưng không có biểu hiện bệnh lý ra bên ngoài.
“Chúng ta đều hy vọng rằng đại dịch sẽ kết thúc. Nhưng lúc này, chúng ta thật sự lệ thuộc vào niềm tin và lòng tốt của những người xung quanh hòng bảo vệ sức khỏe của bản thân mình. Và điều này cũng là một phần thuộc về cốt cách của một người Mỹ.”
Mặc dù việc đeo khẩu trang không và vẫn chưa là bắt buộc tại phần lớn nước Mỹ, việc tuân thủ những quy định trên cảm tưởng như đánh mất tự do với một số (không) ít người.
Con người sẽ phản đối một cách tự nhiên khi họ bị sai bảo phải làm những gì, kể cả khi những biện pháp này giúp bảo vệ họ, Steven Taylor, một nhà tâm lý lâm sàng và tác giả quyển sách “Tâm lý đại dịch” ghi nhận.
Ông nói, “Con người trân trọng các kiểu tự do. Họ sẽ bứt rứt, hay cảm thấy bất công, hoặc phẫn nộ khi người khác cố tước đoạt tự do của mình”.
Aronoff so sánh hướng dẫn sử dụng khẩu trang được ban hành với lệnh cấm hút thuốc ở các nhà hàng hay trường học.
“Những luật lệ này hiện hữu vì khói thuốc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe người khác. Còn hiện tại chúng ta đang trong một bối cảnh mà nếu nhiễm covid-19, hơi thở của chính tôi có thể gây nguy hại tới tính mạng người khác.”
Nhưng với các đối tượng phản đối “to mồm”, qui định dù chỉ tạm thời cũng giống với việc họ phải nhượng bộ. Ở Michigan, nơi hơn 700 người phản đối mới đây đã tràn vào tòa nhà hành chính để phản đối lệnh ở-nhà, khẩu trang vẫn là bắt buộc ở trung tâm mua sắm và các cơ sở kinh doanh. Tháng 5 này, cảnh sát cho biết một nhân viên an ninh đã bị gia đình người anh ta yêu cầu đeo khẩu trang trước khi vào cửa hàng dùng súng sát hại.
Cũng tại Michigan, một khách hàng thậm chí còn dùng áo thun của nhân viên Dollar Tree để lau mũi, sau khi cảnh sát yêu cầu nhân viên bắt hắn ta đeo khẩu trang vào.
Cũng trong cùng ngày ban hành lệnh khẩn yêu cầu đeo khẩu trang, thành phố Stillwater, tiểu bang Oklahoma, đã vội sửa lại lệnh sau khi công dân đe dọa sẽ sử dụng bạo lực nếu lệnh cấm tiếp diễn.
Một phụ nữ tại Oklahoma vừa dùng súng bắn bị thương nhân viên cửa hàng thức ăn nhanh McDonald, cũng vì khẩu trang.
“Nhiều người bọn họ viện dẫn niềm tin sai lầm cho rằng yêu cầu đeo khẩu trang là vi hiến, và theo lý thuyết của họ, không một ai có thể bị bắt buộc phải đeo khẩu trang cả” theo lời quan chức quản trị thành phố Norman McNickle. “Không có luật hay tòa án nào ủng hộ quan điểm trật chìa này”.
Một số cho rằng đeo khẩu trang khiến họ nom yếu đuối.
Với một số người, đeo khẩu trang đồng nghĩa họ chấp nhận một nỗi sợ hãi mà họ chưa thể chủ động đối đầu một cách có ý thức, theo David Abrams, một nhà tâm lý lâm sàng và giáo sư khoa học hành vi và giao tiếp tại Trường Sức khỏe công toàn cầu thuộc ĐH New York.
Lắm người xem khẩu trang như một biểu tượng biết đi của sự yếu đuối, như đang tố cáo với mọi người rằng ta sợ nhiễm virus. Do đó để bù đắp cho nỗi sợ này, và cũng để biểu dương sức mạnh, họ chọn từ chối khẩu trang bằng mọi giá, theo David.
Với những người không đeo khẩu trang, “Đeo vào cũng như công khai nói rằng, Tôi là đứa nhát cáy!”.
Thế nhưng thời điểm cụ thể này cũng rất đáng sợ, và mặc dù nỗi sợ là phản ứng tự nhiên, nhiều người chúng ta vẫn không dám thể hiện ra bên ngoài.
Chúng ta có thể thừa hưởng đặc điểm này từ tổ tiên động vật – trong thế giới loài hữu nhũ, các loài che giấu nỗi sợ và không thể hiện ra ngoài cho các loài khác xem để giữ an toàn cho chính mình. Đây là một đặc điểm tiến hóa có thể lý giải các khuynh hướng hiện tại đang phơi bày của con người chúng ta, khi mà sự an toàn mà chúng ta đang có đang bị đe dọa.
Một số người lại thấy hướng dẫn, qui định quá… rối rắm.
Trong vòng ba tháng, khẩu trang đi từ một món không cần thiết cho người khỏe mạnh trở thành một thứ thiết yếu khuyến cáo cho bất cứ ai bước ra khỏi nhà ra ngoài đường. Chính sự rối rắm này đã khiến nhiều người Mỹ cảm thấy… chưng hửng.
Thế nhưng hướng dẫn đó đã thay đổi khi các nhà nghiên cứu tìm hiểu về khả năng lây lan cao trong các ca đã nhiễm covid-19 nhưng không có triệu chứng. Đeo một chiếc khẩu trang vải không thể bảo vệ ta khỏi bị nhiễm bệnh, thế nhưng nếu có người bị nhiễm nhưng vẫn chưa biết mình đã bị, khẩu trang ít nhất ngăn hơi thở mang covid-19 của họ chu du ít nhiều, và do đó thu hẹp khả năng nhiễm qua người khác.
Aronoff cho rằng, chính các nhân viên y tế tuyến đầu cũng cảm thấy rối.
Và những người tuân thủ theo lời khuyên hồi đầu của CDC – Đừng đeo khẩu trang nếu còn khỏe – hẳn là cảm thấy mình đã bị… lừa phỉnh bởi CDC.
Phó tổng thống Mike Pence trong chuyến tham quan Mayo Clinic cuối tháng 4 cũng không đeo khẩu trang, vi phạm qui định của cơ sở y tế này. Nhưng ông “không cố ý” vì, theo các nguồn tin, “chưa được thông báo rõ ràng” mà thôi.
Trong khi đó, đích thân Trump lại không đeo khẩu trang khi tới nhà máy sản xuất khẩu trang Honeywell, và các tùy tùng cũng không. Nói cho rõ, Trump tự nhận đã đeo nhưng sau đó tháo ra, khi được biết không cần thiết phải đeo. Trump chỉ gỡ khẩu trang ra sau khi chuyện “hậu đài” đã hoàn tất – theo từ ngữ được TT Mỹ sử dụng: Không phải không đeo, mà đã đeo rồi sau đó tháo ra!
Vậy thì công chúng Mỹ phải tin ai, khi người cầm cân nảy mực cũng hoặc vô tình hay cố ý không làm gương.
Theo Abrams, “Sự đẩy đưa các thông điệp mâu thuẫn với nhau càng khiến con người cảm thấy họ có thể muốn làm gì thì làm và tự mình quyết định.”
Khi đối mặt với sự thiếu rõ ràng, người ta thường chọn tìm tới những nghi thức để khiến họ an tâm hơn. Với nhiều người Mỹ, thay vì đeo khẩu trang, họ tìm tới súng đạn.
“Đó là khuynh hướng tâm lý trước việc bị buộc phải làm một điều gì đó.”
Tới thời điểm này, người Mỹ vẫn chưa bắt buộc phải đeo khẩu trang ở công cộng. Đó là hiện tượng mà ta có thể liên hệ với một vài quốc gia Đông Á, ở đó đeo khẩu trang ở nơi công cộng được đông đảo đồng thuận, và có lẽ là lý do vì sao các quốc gia này đã đẩy lùi thành công các đợt bùng phát.
“Nếu tất cả mọi người bỗng nhiên đều đeo khẩu trang, bất thình lình, lối cũ sẽ không còn nữa. Ta sẽ thừa nhận rằng đây là một sự bình thường mới, nhưng vẫn chưa muốn tin đó là sự thật.”
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận