Người Kurd Iraq xuống đường thể hiện tinh thần đoàn kết sau cuộc trưng cầu ý dân ngày 25-9 - Ảnh: REUTERS
Động thái diễn ra vài tiếng sau khi Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi yêu cầu hủy kết quả trưng cầu ý dân.
Ông al-Abadi nhấn mạnh hủy kết quả là điều kiện tiên quyết để đối thoại, giải quyết căng thẳng đang ngày càng leo thang.
"Sẽ không có đối thoại gì về kết quả trưng cầu gì hết. Nếu bọn họ muốn nói chuyện, hủy kết quả trưng cầu ý dân trước đã" - Reuters dẫn lời thủ tướng Iraq nhấn mạnh.
Thủ tướng Iraq thậm chí còn đe dọa, yêu cầu người Kurd ở miền bắc Iraq phải giao nộp lại quyền kiểm soát một sân bay quốc tế ở khu vực này trước 29-9 nếu không muốn bị 'trừng phạt'.
Trong diễn biến liên quan, chính quyền Baghdad cho biết một sĩ quan quân đội cấp cao Iraq đã lên đường sang Iran để "bàn về các biện pháp quân sự phối hợp giữa hai nước".
Quân đội Iraq không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Ngày 27-9, từ thủ phủ Erbil, khu tự trị người Kurd miền bắc Iraq, ông Mowlud Murad - người đứng đầu cơ quan giao thông vận tải của người Kurd, tuyên bố kiên quyết không chuyển giao quyền kiểm soát sân bay quốc tế Erbil.
Vị này cho rằng điều đó là cần thiết cho cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Từ đầu tháng 9 đến nay, người Kurd Iraq, đứng đầu là Masoud Barzani, chịu những áp lực nặng nề từ mọi phía, đặc biệt là ba nước Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, nhằm ngăn cản cuộc trưng cầu ý dân đã định.
Người Kurd Iraq viện dẫn điều 140 của hiến pháp Iraq năm 2004 (sau khi chế độ Saddam Hussein bị Mỹ xóa sổ), theo đó quy định cho người Kurd được tổ chức trưng cầu ý dân vào năm 2007 để quyết định có ở lại Iraq hay không. Đến năm 2007, chính quyền Iraq khi ấy đã không cho phép người Kurd tổ chức trưng cầu ý dân như hiến pháp quy định.
Iraq cũng như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đều lo ngại phong trào đòi độc lập của người Kurd. Họ là một sắc tộc đông đảo đến mấy chục triệu người sống tại một khu vực địa lý thuộc lãnh thổ bốn quốc gia kể trên.
Cuộc trưng cầu gây tranh cãi nêu trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của quốc tế, cảnh báo những hệ lụy tiềm ẩn nguy cơ bất ổn, hỗn loạn chính trị trong khu vực. Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG), có trụ sở tại Brussels (Bỉ), nhận định cuộc trưng cầu ý dân về độc lập sẽ không thể giúp khu tự trị của người Kurd trở thành một nhà nước độc lập, bất kể kết quả cuộc bỏ phiếu ra sao, vì sự kiện này đơn thuần chỉ là động thái mang tính tham vấn và không ràng buộc về mặt pháp lý.
Kurdistan là tên gọi chung của các khu vực có người Kurd sinh sống ở miền bắc Iraq, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi này chưa từng được công nhận như một quốc gia thực thụ song là đồng minh quan trọng của Mỹ trong các chiến dịch quân sự tại khu vực, điển hình như cuộc xâm lược Iraq năm 2003.
Trước cuộc trưng cầu dân ý, Mỹ đã gây sức ép, yêu cầu lãnh đạo người Kurd hủy bỏ, theo Reuters.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận