13/04/2025 16:18 GMT+7

Người kể chuyện tháng Tư

Tôi nhớ mình đã hỏi cô Sáu Thảo, cảm xúc của người nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong khoảnh khắc thiêng liêng của trưa 30-4 lịch sử đó.

Người kể chuyện tháng Tư - Ảnh 1.

Ba má tôi - những người hay kể chuyện tháng tư

1. Vị đại tá 85 tuổi, mắt ngấn lệ trả lời đó là ôm nhau trên đường và nói: "Hòa bình rồi! Sống rồi!". Là sống trong một cuộc đời mới. Cuộc đời chẳng còn ám ảnh bởi bao đêm trái sáng lập lòe đô thị. Chẳng còn thấp thỏm bởi cuộc tử biệt mà nghiêng về bên nào cũng là đồng bào của mình.

Cả ngày hôm đó, cô Sáu Thảo chạy khắp nơi tìm đồng đội trong tổ điệp báo số 6 mà mình phụ trách để xác tín sự sống của mọi người. Hơn 60 người trong mạng lưới của cô từ cơ sở đến những người cài cắm vào các cơ quan đầu não của chính phủ Việt Nam Cộng hòa khi đó, lẫn bên trong Phủ tổng thống vẫn an toàn.

Ngày hòa bình, trên khắp các nẻo đường nhiều chiếc xe lam giăng băng rôn, chở những thanh niên chạy khắp các đường phố reo vang.

Mấy bà má gom gạo, rau, thịt thà đến nấu cơm cho từng đoàn bộ đội tiếp quản. Chuyện của 50 năm nhún nhảy theo con nắng tháng tư hươm vàng cả căn nhà của cô Sáu Thảo.

Gia đình của cô Sáu Thảo có tận 6 người hy sinh từ kháng Pháp đến Mỹ. Vậy nên, mới 16 tuổi, cô vẫn nhất quyết thoát ly theo cách mạng.

Hai lần bị bắt với những trận đòn sanh tử, nhưng cô nhất mực không hề hé môi khai. Có lúc tưởng đã chết rồi, may cô được các chị em tù chính trị tìm mọi cách cứu chữa.

Càng gần đến ngày thống nhất, cô càng tin tưởng vào niềm tin tất thắng. Chỉ có Nam Bắc sum vầy, non sông nối liền một dải thì đất nước mới có được sự hòa bình.

Người Việt từ đây có thể sống một cuộc đời tự do, hạnh phúc như vốn dĩ đó là quyền cơ bản mà mỗi một con người ai sinh ra cũng đều xứng đáng được hưởng.

2. Cách đây 2 năm, tôi gặp anh Trịnh Tuyên, trong câu chuyện của người lính thời bom đạn phân chia đất nước vẫn đau đau cái nhìn đầy thương cảm.

Trịnh Tuyên kể cho tôi nghe về người bạn vong niên của mình, người đã nuôi con của một sĩ quan Việt Nam Cộng hòa chết trận lúc triệt thoái cao nguyên trên con đường số 7.

Chiến tranh ác liệt thổi tung bay những thân phận. Cùng một dòng máu, cùng một tiếng nói nhưng người bị thổi về bên này, kẻ bị dạt về bên kia.

Ngay tại Cheo Reo, đại tá Đinh Hữu Tấn khi đó là chính ủy Trung đoàn 48 đã huy động các chiến sĩ chỉ để đỡ đẻ cho một người đàn bà, mà chồng bà lại là lính lái xe cho bên kia chiến tuyến.

Đứa bé sau này được đặt tên là Nguyễn Giải Phóng. Người lính lái xe đó trở thành lái xe chở đoàn quân bộ đội từ Cheo Reo tiến về Củng Sơn trong chiến dịch Tây Nguyên tháng 3.

Con đường số 7 những ngày tháng 3-1975 được mệnh danh là con đường ly tán nhất thời chiến. Nhiều gia đình lạc nhau. Nhiều đứa trẻ ngơ ngác trong bom đạn.

Chính ông Tấn đã ra lệnh cho chiến sĩ lấy xe GMC để thu gom trẻ lạc cha mẹ, giao về thị xã Cheo Reo để các con được an toàn. Cũng từ cuộc thu gom đó, cậu bé Phước có cha làm sĩ quan quân đội Sài Gòn chết do đạn pháo, mẹ chết do xe lấn đã bịn rịn chạy theo đoàn chiến sĩ, chỉ nhất quyết ở với bộ đội.

Thế là ông Tấn bấm bụng cho lên xe mình. Giữa những đêm chiến trường, Phước ngủ cùng ông Tấn, Phước mơ về mái gia đình.

Với ông Tấn, đứa trẻ nào sinh ra trong thời chiến, dẫu bên này hay bên kia, cũng đâu được quyền lựa chọn số phận. Chúng vẫn máu đỏ, da vàng, nói tiếng Việt mà thôi!

3. Tôi hay gọi má mình là "Người kể chuyện tháng tư", bởi trong ký ức của người phụ nữ 75 tuổi đời này, những ngày tháng tư luôn thắt thẻo ruột gan.

Cuộc chiến tranh ngày đó dạt gia đình tôi về hai phía, như một lẽ đời mà thời cuộc tao loạn ngày đó trăm ngàn gia đình Nam Bộ đều khó thoát khỏi.

Những đêm tháng tư trên đất này hơn nửa thế kỷ trước là những đêm không ngủ. Tóc ngoại ngày càng bạc trắng. Bởi trong dòng chảy của chiến tranh, ngoại sợ những đứa con mình từ hai chiến tuyến chĩa súng vào nhau.

Má ngày đó cũng lo sợ cho chàng trai ra đi từ năm Mậu Thân với lời hứa nước nhà thống nhất biết có trở về.

Mãi đến chiều 30-4 ngoại mới hay tin những đứa con của mình bình an đi qua cuộc chiến. Bên nào thắng thua thời khắc hòa bình thì niềm vui của mấy bà má chính là hai chữ "Còn sống!".

Tận tối 30-4, người đàn ông giữ chiếc khăn thêu tay với lời hẹn trở về với má tôi cũng gõ cửa nhà. Hòa bình không mùi súng, không vị nước mắt. Hòa bình chính là sự thanh thản của đêm yên vắng má ngồi cạnh ba giữa cái xóm nghèo đường Phan Thanh Giản mà nói chuyện lứa đôi.

4. Khi tôi ngồi trên metro đi suốt tuyến từ Bến Thành đến Suối Tiên, nhìn TP.HCM trên cao mới thấy thành phố này đẹp quá. Trên toa tàu khi ấy có rất nhiều người trẻ.

Họ cũng như tôi, lứa tuổi sinh ra khi nước nhà đã thống nhất, thụ hưởng bình yên trong sự phát triển rực rỡ của đất nước.

Nửa thế kỷ trôi qua, người trẻ thành phố này, dẫu chánh gốc thị thành hay chỉ là lưu dân tứ chiếng gá phận đời ngang qua nơi này một quãng sống, nhưng ai ai cũng đang có cảm xúc với kỷ niệm 50 năm.

Tôi tin trong họ, chí ít đều mang trong lòng mình một câu chuyện về hòa bình. Bởi trên khắp dải đất hình chữ S này, đâu đâu cũng có những người kể chuyện tháng tư.

550 bạn đọc đã gửi bài dự thi Kể chuyện hòa bình

Nhân kỷ niệm 50 năm hòa bình, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình (báo Tuổi Trẻ tổ chức, Tập đoàn Cao su Việt Nam đồng hành, diễn ra từ 10-3 đến 15-4) để bạn đọc gửi đến những câu chuyện xúc động, khó phai của từng gia đình, từng con người cũng như tâm tư về ngày thống nhất 30-4-1975, về 50 năm hòa bình.

Cuộc thi dành cho tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.

Kể chuyện hòa bình nhận bài viết tối đa 1.200 chữ bằng tiếng Việt, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi đến email [email protected]. Chỉ nhận bài qua email, không nhận qua đường bưu điện để tránh thất lạc.

Bài dự thi chất lượng sẽ được lựa chọn đăng trên các sản phẩm của Tuổi Trẻ, được nhận nhuận bút và các bài qua vòng sơ khảo sẽ được in thành sách (sách không trả nhuận bút - không bán). Bài dự thi phải chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết nào khác và chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Tác giả gửi bài chịu trách nhiệm về bản quyền của bài viết, ảnh và video dự thi, không nhận ảnh video minh họa lấy từ trên mạng xã hội không có bản quyền. Tác giả phải ghi địa chỉ, điện thoại, email, số tài khoản, số căn cước công dân để ban tổ chức liên lạc, gửi nhuận bút hoặc giải thưởng.

Sài Gòn, 30-4 và má - Ảnh 2.

Tính đến hết ngày 13-4, cuộc thi viết Kể chuyện hòa bình đã nhận được 550 bài dự thi của bạn đọc.

Lễ trao giải và ra mắt sách Kể chuyện hòa bình

Ban giám khảo gồm các nhà báo, nhà văn hóa tên tuổi cùng đại diện báo Tuổi Trẻ sẽ xét duyệt chấm giải từ các bài đã qua sơ khảo và chọn trao thưởng cho những bài dự thi chất lượng.

Lễ trao giải, ra mắt sách Kể chuyện hòa bình và đặc san báo Tuổi Trẻ 30-4 dự kiến tổ chức tại Đường sách TP.HCM vào cuối tháng 4-2025. Quyết định của ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Giải thưởng Kể chuyện hòa bình

- 1 giải nhất: 15 triệu đồng + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 2 giải nhì: 7 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 3 giải ba: 5 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải khuyến khích: 2 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

- 10 giải bạn đọc bình chọn: 1 triệu đồng mỗi giải + giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ.

Số điểm bình chọn được tính dựa trên tương tác với bài viết, trong đó 1 sao = 15 điểm, 1 tim = 3 điểm, 1 like = 2 điểm.

Các giải thưởng còn được kèm giấy chứng nhận, sách, đặc san Tuổi Trẻ 30-4.

Ban tổ chức

Người kể chuyện tháng tư - Ảnh 3.Tấm huân chương của nội

Hồi nhỏ, tôi cứ thắc mắc hoài sao mỗi lần tới gần dịp 30-4, nội lại lôi cái hộp gỗ ra ngồi ở trước sân, cẩn thận mở nắp, lấy mấy tấm huân chương có ngôi sao năm cánh màu vàng, phía trên có dải băng màu đỏ viền vàng, chùi tới chùi lui.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên