Phóng to |
Phóng to |
Lực lượng phòng cháy chữa cháy đang chữa cháy trong một vụ cháy nổ - Ảnh: tư liệu |
Ngay sau đó, ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy, chữa cháy (PCCC).
Dự thảo luật lần này đã quy định cụ thể hơn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trách nhiệm của chủ hộ gia đình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. Trong đó bổ sung trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm để xảy ra cháy, nổ thì phải bồi hoàn chi phí chữa cháy, nếu gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội Nguyễn Kim Khoa đề nghị cần xác định rõ tiêu chí thế nào là nhà cao tầng, siêu cao tầng, quy định hệ thống cơ sở hạ tầng các khu vực này như thế nào để bảo đảm việc PCCC; bổ sung quy định về PCCC đối với tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, hầm ngầm, khai thác mỏ dầu khí... Đặc biệt, danh mục các cơ sở, khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao sẽ thường xuyên thay đổi, do đó không nên quy định ban hành kèm theo luật mà nên quy định giao Bộ Công an thường xuyên kiểm tra, giám sát cập nhật để bảo đảm linh hoạt, kịp thời với tình hình thực tiễn.
Ủy ban Quốc phòng an ninh của Quốc hội cũng cho rằng quy định về việc thành lập và huấn luyện nghiệp vụ đối với lực lượng PCCC chuyên trách ở nhà máy điện hạt nhân trong dự thảo luật còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn vì lực lượng PCCC ở môi trường này phải được đào tạo cơ bản, có trang thiết bị hiện đại để bảo đảm không chỉ tham gia PCCC mà còn khắc phục sự cố, thảm họa về hạt nhân do cháy gây ra, vì vậy lực lượng này phải là lực lượng PCCC vừa chuyên ngành vừa chuyên trách mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận