05/08/2019 11:04 GMT+7

Người đang co giật, 'nuốt lưỡi' nên sơ cứu cách nào?

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Trong lúc người khác co giật, chúng ta thường thò ngón tay vào miệng để tránh… cắn phải lưỡi. Tuy nhiên dưới góc nhìn bác sĩ, cách sơ cứu này chưa đúng.

Người đang co giật, nuốt lưỡi nên sơ cứu cách nào? - Ảnh 1.

Bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không đưa vật hay ngón tay vào miệng người đang bị co giật - Ảnh: ANH NGUYỄN

Theo thông tin ban đầu, khoảng phút 70 của trận đấu giữa Nam Định - Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vào chiều 4-8, một cậu bé bị co giật, ngất xỉu, có dấu hiệu "nuốt lưỡi" giữa khán đài.

Trong giây phút nguy kịch, một chiến sĩ CSCĐ đã kịp thời lấy ngón tay đưa vào miệng cậu bé cắn nghiến tay mình để tránh bé... cắn phải lưỡi. 

Theo bác sĩ Trương Hoàng Hưng (chuyên khoa nhi), "nuốt lưỡi" chỉ là cách gọi của dân gian chứ không đúng về mặt y khoa. Trong khi đó, co giật lại không hề gây ra "nuốt lưỡi" và khó xảy ra tình trạng cắn mạnh vào lưỡi. 

"Trong tình trạng co giật, lưỡi không thè ra mà thường tụt nhẹ vào nên nguy cơ cắn phải lưỡi rất ít. Thè lưỡi là hành động có ý thức, thông thường khi co giật cơ sẽ cứng lại, miệng sùi bọt mép, mắt trợn, tím tái thì làm sao thè lưỡi ra được" - bác sĩ Hưng giải thích.

Còn hành động một chiến sĩ CSCĐ thò ngón tay vào miệng của cậu bé bị co giật, theo bác sĩ Hùng, đây là một hành động rất đẹp và đầy ý nghĩa nhân văn. 

Tuy nhiên việc này không giúp được gì cho cậu bé mà có thể gây hại cho cả hai.

Cần làm gì khi một người bị co giật?

Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Trương Hoàng Hưng khuyên cáo mọi người bình tĩnh và thực hiện nhanh chóng các bước sau:

67689012_10157361123529557_6513505719008886784_n

1- Chừa một không gian đủ lớn cho người co giật, giữ khoảng cách giữa mọi người xung quanh và người đang co giật.

2- Bảo đảm môi trường an toàn cho người co giật được co giật trong an toàn. Tránh xa vùng có nước, điện, thủy tinh, vật sắc nhọn, đồ dùng có thể ngã đổ gây chấn thương.

3- Kê vật mềm dưới đầu người co giật để tránh chấn thương đầu trong lúc co giật.

4- Nới lỏng quần áo quanh cổ, nữ trang, cravat nếu cần để không bị quấn chặt cổ gây nghẹt thở.

5- Không cần đưa bất cứ vật gì vào miệng, không có tác dụng gì nhưng có nguy cơ tổn thương niêm mạc miệng, gãy răng gây hít sặc, nhất là trẻ nhỏ còn răng sữa chưa ổn định.

Tuyệt đối không nặn chanh vào miệng, người co giật đang mất ý thức sẽ không nuốt được và sặc vào phổi gây viêm phổ, suy hô hấp.

6- Ghi lại thời gian co giật nếu có thể.

7- Khi bệnh nhân đã ngưng co giật, nhẹ nhàng xoay bệnh nhân nằm nghiêng để làm thông thoáng đường thở, đàm nhớt sẽ chảy ra bên ngoài miệng tránh việc hít sặc nước bọt của chính mình.

8- Không đè chặt bệnh nhân, co giật cơ là tự phát không ý thức, đè chặt hay trói người bệnh không hề làm ngưng co giật mà sẽ gây chấn thương cho người co giật.

9- Sau khi người co giật tỉnh lại, đừng để họ một mình mà phải theo dõi xem cho tới khi chắc chắn đã hồi phục.

Nét đau tuyệt đẹp của anh cơ động để CĐV nhí co giật cắn nghiến tay mình

TTO - Một CĐV nhí của CLB Nam Định co giật, "nuốt lưỡi" tại SVĐ Thiên Trường giữa trận đấu Nam Định - Hoàng Anh Gia Lai chiều 4-8. Hai anh chiến sĩ cơ động cấp cứu trong yêu thương và vẻ nhăn mặt vì đau đớn của một anh đã "rúng động" dân mạng.

XUÂN MAI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên