TTCT - Lo âu, căng thẳng, trầm cảm... Những khủng hoảng tinh thần này ngày càng nhiều trong đại dịch COVID-19. Để chống dịch lâu dài, ai cũng cần được tăng cường sức đề kháng từ những liều vaccine tinh thần. PGS.TS Ngô Thị Phương Lan. Ảnh: NVCC Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa triển khai chương trình “Vaccine tinh thần” - chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người dân tại TP.HCM. Trưởng ban tổ chức, PGS.TS NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN, chia sẻ với TTCT về chương trình này.Bà có thể chia sẻ lý do chọn chủ đề “Vaccine tinh thần” làm tên của chương trình? - Hiện người dân TP.HCM đứng trước hai nỗi sợ lớn: sợ chết/mất mát vì COVID-19 và sợ về điều kiện an sinh xã hội. Do đó, ngoài tiêm vaccine phòng bệnh, vaccine tinh thần là liệu pháp tâm lý hữu hiệu có thể hỗ trợ giải quyết các nỗi lo và ổn định tinh thần của người dân. Chúng tôi chọn tên “Vaccine tinh thần” bởi sức đề kháng tinh thần hiện tại vô cùng quan trọng. Đó vừa là khả năng phòng vệ, thành trì của con người về mặt tinh thần trước sự xâm nhập, tràn lan của những yếu tố tiêu cực (tin tức về dịch bệnh, tin giả,...), vừa là khả năng kích hoạt sức bật tinh thần của con người để ứng phó với những nỗi sợ đó. “Vaccine tinh thần” mang ý nghĩa cộng đồng và nhân văn, đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong nhân dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương do đại dịch như bệnh nhân, thân nhân người bệnh, nhân viên y tế, người lao động và học sinh, sinh viên. Đâu là điểm khác biệt của “Vaccine tinh thần” so với các chương trình tư vấn tâm lý khác?- Điểm khác biệt đầu tiên là “Vaccine tinh thần” ra đời từ sự thấu cảm với những đau khổ mà người dân VN phải đối mặt với dịch bệnh kéo dài. Đồng thời là nhu cầu cần hỗ trợ sức khỏe tinh thần của người dân và đóng góp chuyên môn của đội ngũ chuyên gia tâm lý cho cộng đồng. Thứ hai, chương trình hướng đến nhiều nhóm đối tượng dễ chịu tổn thương. Thứ ba, đây là chương trình tư vấn tâm lý hoàn toàn miễn phí cho người thụ hưởng nhưng đảm bảo tính khoa học và chuyên môn. Chương trình mang tính chất tích hợp liên ngành trong tư vấn tâm lý: y học, tâm lý học, tôn giáo học, xã hội học, công tác xã hội... Trẻ em không được đến trường gặp bạn bè cần được cha mẹ hỏi han, động viên. Ảnh: uichildrens.org Từ ngày 5-9, chương trình chính thức triển khai, dự kiến kéo dài đến cuối năm 2022. Với thời gian dài như vậy, đơn vị có những phương án về nguồn nhân lực và tài chính thế nào?- Nguồn nhân lực chính và túc trực bao gồm đội ngũ chuyên gia tâm lý, giảng viên, sinh viên và học viên sau đại học của trường. Chúng tôi cũng đồng thời kết nối nguồn lực từ hệ thống các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM, các trung tâm thực hành tâm lý, công tác xã hội tại TP, các chuyên gia tâm lý, y bác sĩ, nhà thực hành tôn giáo, người nổi tiếng... Chương trình còn có sự kết nối với các chương trình tư vấn tâm lý khác đã và đang triển khai tại TP. Chúng tôi tin tưởng với nguồn lực chuyên môn vững và sự kết nối tất cả các nguồn lực một cách toàn diện, chương trình có thể triển khai một cách thuận lợi và đạt được mục tiêu đề ra.Hầu hết các đơn vị, chuyên gia tham gia hỗ trợ trên tinh thần tự nguyện. Chương trình cũng được một số doanh nghiệp và nhà tài trợ giúp nguồn tài chính.“Bác ơi, em chết mất!”Đó là lời chia sẻ trong hoảng loạn của chị T. (An Giang) khi gọi điện cho đội ngũ tham vấn và trị liệu. Gia đình có 6 người: vợ chồng chị T., 2 đứa con và ba mẹ chồng. Khi xét nghiệm COVID-19, chị T., chồng và con gái bị dương tính, phải cách ly tập trung. Lo sợ khiến khủng hoảng tâm lý của chị ngày càng trầm trọng. Trực tiếp tham vấn cho chị T., TS Ngô Xuân Điệp - trưởng khoa tâm lý học, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết bệnh nhân gọi đến chương trình với tâm thế “cuộc gọi cuối cùng trong đời”. Ông đã tham vấn, chia sẻ để bệnh nhân hiểu rõ hơn về dịch bệnh, hướng dẫn phương pháp trị liệu trấn an tinh thần. Sau thời gian trị liệu, tinh thần chị T. đã ổn định hơn và bắt đầu biết cách cân bằng cảm xúc.Trong 3 nhóm nội dung hoạt động (phòng ngừa phổ quát nâng cao sức khỏe tinh thần, tham vấn và trị liệu tâm lý, hỗ trợ tái hòa nhập hậu COVID-19), đâu là nội dung cần tập trung nhất?- Chương trình được xây dựng dựa trên tình hình thực tế và các nghiên cứu về tình hình dịch bệnh COVID-19 thời gian qua. Mỗi nội dung đáp ứng nhu cầu của mỗi đối tượng tương ứng. Với quan điểm “không bỏ sót một ai”, chúng tôi nhận thấy mỗi nội dung hoạt động đề ra đều quan trọng. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn ra, hai nội dung phòng ngừa phổ quát nâng cao sức khỏe tinh thần và tham vấn - trị liệu tâm lý đang cần tập trung nhất.Chương trình đã phối hợp với Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện dã chiến số 12 (TP Thủ Đức) để tư vấn tâm lý cho bệnh nhân đang chữa trị tại đây. Bà có thể chia sẻ về hiệu quả bước đầu của sự phối hợp này?Hiện các chuyên viên tham gia chương trình đã và đang tư vấn tại các bệnh viện dã chiến. Bước đầu tại Bệnh viện dã chiến số 12 đang cho kết quả tốt khi hỗ trợ được nhiều bệnh nhân trong tình trạng hoảng sợ, chống đối trị liệu, không chịu hợp tác ăn uống. Các chuyên viên đã hỗ trợ tâm lý cho nhiều bệnh nhân mất người thân hoặc lo lắng cho bố mẹ, con cái, vợ chồng nhiễm bệnh. Hỗ trợ tâm lý cho các nhân viên y tế gặp áp lực công việc, phải chứng kiến những bệnh nhân nguy kịch.Chuyên viên tâm lý được phân công đến trực tiếp gặp gỡ bệnh nhân, hỏi thăm và lắng nghe các câu chuyện của bệnh nhân, kết nối điện thoại giữa bệnh nhân và người nhà của họ. Việc này đòi hỏi chuyên môn cao, sự kiên trì, cái tâm và sự phối hợp chặt chẽ với các nhân viên y tế.Ba nhóm nội dung hỗ trợ của chương trình “Vaccine tinh thần”1. Phòng ngừa phổ quát nâng cao sức khỏe tinh thần: tư vấn khẩn cấp cho người có nguy cơ thấp, chưa đạt mức bệnh lý thông qua fanpage chương trình https://www.facebook.com/vacxintinhthan và tư vấn trực tiếp thông qua cổng thông tin 1022 của TP và các kênh khác.2. Tham vấn và trị liệu tâm lý: dự kiến đáp ứng cho khoảng 15 - 20% người dân có nguy cơ mắc các hội chứng tâm lý từ mức độ trung bình đến cao ở một số bệnh viện dã chiến; tham vấn tâm lý cho cá nhân qua tổng đài 0987 111 801.3. Hỗ trợ tái hòa nhập hậu COVID-19: kết nối các thông tin về lao động, việc làm, học bổng; kết nối với các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, các tổ chức phi chính phủ...Khắp thế giới bất ổn do COVID-19Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, căng thẳng biểu hiện qua cảm xúc sợ hãi, tức giận, buồn bã, lo lắng, trơ lì, thất vọng. Căng thẳng làm thay đổi cảm giác thèm ăn, mong muốn và sở thích. Người bị căng thẳng có thể gặp khó khăn khi cần tập trung và ra quyết định, gặp ác mộng, bị đau đầu, đau nhức cơ thể, các vấn đề về dạ dày, phát ban trên da... Tại Úc, nước điển hình của việc phong tỏa kéo dài, trang The Conversation khảo sát tâm trạng của người dân bị ảnh hưởng xấu do đại dịch và các biện pháp giãn cách. Kết quả khảo sát vào tháng 8-2020 với 13.000 người ở Úc cho thấy: cứ 4 người thì hơn 1 người có các biểu hiện trầm cảm và cứ 5 người thì hơn 1 người có các biểu hiện lo lắng trong tháng đầu tiên thực hiện giãn cách. Tỉ lệ này cao gấp đôi so với khi chưa có dịch. Khảo sát thứ hai với 9.000 người cho thấy những người sống trong các khu vực được nới lỏng hạn chế cũng không cảm thấy tích cực đáng kể.Nhiều thanh niên và phụ nữ trẻ tham gia khảo sát cho biết được gặp trực tiếp tư vấn viên về tâm lý và bác sĩ hỏi thăm về sức khỏe tinh thần, được hỗ trợ tài chính để trang trải chi phí cuộc sống là những chính sách “rất hữu ích”. Phát hiện từ khảo sát cho các nhà hoạch định chính sách một kênh tham khảo để điều chỉnh chính sách phù hợp thực tế. Học cách đối phó với căng thẳng một cách lành mạnh giúp chúng ta trở nên kiên cường hơn trước thử thách.Một số lời khuyên hữu ích từ Cơ quan dịch vụ y tế Anh gồm: sắp xếp các nhu cầu thực tế cuộc sống như thực phẩm, mua thuốc dự trữ; kết nối với những người khác bằng điện thoại, nhắn tin hay mạng xã hội; nếu việc đọc tin tức khiến bạn lo lắng hơn, hãy tránh xa những nguồn cảm xúc xấu này và đọc tin từ các kênh thông tin chính thống, đáng tin cậy; nói ra cảm giác lo lắng của mình, với người mình tin tưởng hoặc với các số điện thoại hỗ trợ; ăn uống lành mạnh, nấu những bữa ăn cân bằng, uống đủ nước và tập thể dục đều đặn trong nhà; tập trung vào những thứ mình có thể kiểm soát: hơi thở, cách mình hành động, người mình nói chuyện; làm những điều mình thích, đọc, viết, chơi giải ô chữ, nấu ăn, vẽ; nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc...HỒNG VÂN Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Sống chung với virus corona: con đường phía trước Tiếp theo Tags: Vắc xin tinh thầnPGS.TS Ngô Thị Phương LanĐH KHXH&NV TP.HCMLo âu trầm cảmBệnh nhân COVID-19
Truyện ngắn: Trích đoạn Chiến tranh (J. M. G. Le Clézio) J. M. G. Le Clézio (trích) 15/11/2024 2561 từ
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân đến Brazil DUY LINH 17/11/2024 Chiều 16-11 (giờ Brazil, rạng sáng 17-11 giờ Việt Nam), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Rio de Janeiro, bắt đầu các hoạt động của chuyến công tác dự thượng đỉnh G20.
Siêu bão Man-yi vào Biển Đông trong 24 giờ tới CHÍ TUỆ 17/11/2024 Dự báo trong 24 giờ tới, siêu bão Man-yi đi vào Biển Đông, nhiều khả năng đây là cơn bão số 9 trong năm 2024.
Tin tức sáng 17-11: Một số tỉ phú thế giới sắp đến trải nghiệm du lịch cao cấp vịnh Hạ Long TUỔI TRẺ ONLINE 17/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Một số tỉ phú thế giới đến trải nghiệm du lịch cao cấp vịnh Hạ Long dịp đầu năm 2025; Cứ 10 trẻ sơ sinh có 1 bé sinh non tháng, nhẹ cân; Cẩn trọng khi được mời đầu tư gói bảo hiểm linh hoạt...
Tay chơi bỏ tiền sắm 'cọp khủng' chạy… lụi MINH HÒA 17/11/2024 Những chiếc mô tô phân khối lớn ("cọp khủng") không giấy tờ đang được một số người công khai chào bán cũng như bày cách chạy "lụi".