Tuy hành vi của ông Vũ Xuân Sơn đã thỏa mãn các yếu tố như: về chủ thể, ông Sơn là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự; về khách thể, ông đã xâm phạm đến tài sản đang do người khác quản lý; về khách quan, ông đã dùng bạo lực tấn công người đang có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng xét về chủ quan, ông Sơn không có ý thức chiếm đoạt tài sản của người khác. Theo lời trình, do tưởng nhầm các ông Đỗ Đức Cảnh (đội phó đội thuế số 2 Chi cục Thuế thị xã Đồng Xoài, Bình Phước) và ông Phùng Cường lừa đảo số tiền 300.000 đồng của con mình nên ông Sơn đã cầm dao đuổi theo hai ông này để đòi lại số tiền trên. Ông Sơn khẳng định ông không dùng dao tấn công mà chỉ dùng tay đấm ông Cảnh một cái nhưng bị hụt và sau khi ông được ông Cảnh trả lại số tiền 300.000 đồng thì ông Sơn đã chấm dứt hành vi dùng bạo lực của mình.
Trong thực tiễn vẫn xảy ra trường hợp do lầm tưởng một người có hành vi nguy hiểm nên người lầm tưởng đã có hành vi tấn công nhằm ngăn chặn hành vi nguy hiểm (bị lầm tưởng). Theo khoa học hình sự, trường hợp này được gọi là phòng vệ tưởng tượng. Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác được miễn trách nhiệm hình sự khi hoàn cảnh cụ thể cho phép người đó tin một cách hợp lý rằng có sự xâm hại thật sự và người đó không biết rằng mình đã tưởng lầm. Trong hoàn cảnh cụ thể nhất định, người phòng vệ tưởng tượng không nhận thức được, không buộc phải nhận thức được và không thể nhận thức được là không có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ khi nào người có hành vi phòng vệ tưởng tượng gây thiệt hại cho người khác do lầm tưởng một cách không có căn cứ thì được coi là phạm tội do cố ý theo quy định chung của pháp luật (chỉ thị 07-TANDT/CT ngày 22-12-1983).
Rõ ràng với việc thu thuế môn bài bằng biên lai không có con dấu, không có chữ ký của người có thẩm quyền thì việc ông Sơn lầm tưởng bị lừa đảo là có cơ sở để miễn trách nhiệm hình sự cả hai tội cướp tài sản và tội “cố ý gây thương tích”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận