Đầu tiên, chúng ta cần hiểu khái niệm của việc uống Iod liều phóng xạ là gì?
Uống Iod liều phóng xạ là phương pháp giúp bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp được điều trị an toàn. Chất phóng xạ Iod mà cụ thể là Iod 131 (I-131) là giải pháp dành riêng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
Việc sử dụng một liều I-131 đủ cao có thể tiêu diệt được tế bào và tổ chức ung thư tại chỗ hoặc di căn. Điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bằng phương pháp phối hợp: phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp toàn phần, sau đó dùng I-131 huỷ nốt mô tuyến giáp còn lại, diệt các ổ ung thư di căn và dùng hormon tuyến giáp thay thế để người bệnh về bình giáp đã mang lại kết quả tốt đẹp, tỷ lệ sống sau 5 năm đã đạt tới 95%.
Uống lod phóng xạ cần cách ly không?
Câu trả lời là có, thậm chí nó còn được quy định theo Luật pháp. Bệnh nhân sau xạ trị nên áp dụng chế độ cách ly để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tiếp xúc.
Cụ thể, khoản 3, điều 21 thông tư 13 quy định: “Chỉ cho phép người bệnh điều trị thuốc phóng xạ được xuất viện về nhà khi mức hoạt độ phóng xạ được đánh giá còn trong người người bệnh không vượt quá 400 MBq.” 400 MBq= 10,8 mCi.
Nếu bác sĩ chuyên khoa định lượng cơ thể người bệnh còn thành phần I-131 dưới 10,8 mCi thì họ sẽ chỉ định cho bệnh nhân xuất viện. Tuy nhiên, khi xuất viện bệnh nhân vẫn nên hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt là với phụ nữ có thai, trẻ nhỏ trong 1-2 tuần sau điều trị.
Thông thường, bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị phóng xạ Iod cần cách ly từ 3- 7 ngày, tùy thuộc vào liều lượng trong quá trình điều trị.
Trong quá trình cách ly, bệnh nhân cần uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên. Không khạc nhổ bừa bãi, khi bị nôn phải sử dụng túi đựng chất nôn và để vào nơi quy định tránh gây ô nhiễm phóng xạ cho môi trường.
Sau 1 tháng, bệnh nhân cần tái khám để phát hiện sớm những tác dụng không muốn của I-131.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận