Tại Bệnh viện quận Gò Vấp (TP.HCM), nhân viên luôn túc trực lau dọn - Ảnh: HOÀNG LỘC
Đây là lần thứ 2 kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh được Bộ Y tế và Tổ chức Sáng kiến Việt Nam thực hiện và công bố.
Theo khảo sát này, so với năm 2017, các chỉ số về trình độ, tay nghề chuyên môn của thầy thuốc, kết quả điều trị, thái độ giao tiếp với bệnh nhân, giường và chăn ga gối nệm của , giải thích tình trạng bệnh và điều trị, nhà vệ sinh bệnh viện, kết quả khảo sát mới cho thấy người bệnh đã "hài lòng" hơn.
Tuy nhiên, nhiều chỉ số khảo sát có kết quả kém hơn khảo sát tương tự thực hiện năm 2017 như chỉ số cấp phát, hướng dẫn sử dụng thuốc, thông tin về thuốc và chi phí điều trị, hỏi và gọi được nhân viên y tế, sơ đồ biển báo trong bệnh viện.
Đặc biệt, viện phí là chỉ số người bệnh kém hài lòng nhất trong khảo sát này (viện phí mới tăng từ 2018).
Chỉ số "nhà vệ sinh bệnh viện" tuy có tiến bộ hơn và có nhiều "chiến dịch" nhà vệ sinh trong hơn một năm qua nhưng vẫn bị người bệnh xếp ở nhóm bét bảng.
Nhóm khảo sát cũng cho biết có 9,5% người bệnh gửi "quà biếu" bác sĩ, nhưng 85% trong số gửi quà biếu cho biết họ gửi để bày tỏ sự cảm ơn chứ không vì cần ưu đãi về dịch vụ.
Trong số 60 bệnh viện được khảo sát, có 22% được xếp vào nhóm rất tốt, 43% thuộc nhóm tốt và 35% thuộc nhóm khá.
Tuy nhiên ông Lương Ngọc Khuê, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, khuyến cáo mức độ hài lòng của người bệnh còn cần đo ở chỉ số "thân thiện" với người bệnh, bên cạnh trình độ chuyên môn cao.
Nhóm nghiên cứu cũng khuyến cáo các bệnh viện cần làm người bệnh hài lòng một cách thực chất, không chỉ vì phải tuân theo quy định của cơ quan quản lý.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận