Thói quen ngồi vắt chéo chân lâu ngày có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm về lưng, cổ và đặc biệt là tĩnh mạch. Dưới đây là 4 tác hại của tư thế ngồi vắt chéo chân:
1. Gây suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch mạng nhện
Tư thế ngồi vắt chéo chân sẽ tăng áp lực lên các tĩnh mạch có vai trò truyền máu về tim.
Áp lực này cản trở lưu thông máu, khiến các van mạch máu thu hẹp và suy yếu dần. Máu ứ lại tĩnh mạch gây ra hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện.
Giãn tĩnh mạch mạng nhện là hiện tượng các mạch máu li ti khoảng 1 – 2mm xuất hiện dưới bề mặt da. Chúng thường có màu đỏ, xanh hoặc tím ngoằn ngoèo tương tự như mạng nhện.
Bệnh giãn tĩnh mạch mạng nhện khiến các cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch, có khả năng gây tắc tĩnh mạch, hoặc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
2. Đau lưng, đau cổ
Ngồi vắt chéo chân khiến hông trong trạng thái xoắn lại, khung chậu mất thăng bằng. Cột sống lúc này phải chịu áp lực chống đỡ cơ thể quá lớn, lâu dần khiến phần thắt lưng bị tổn thương.
Đây cũng chính là lý do khiến các cơn đau lưng, đau mỏi vai gáy, biến dạng cột sống hay thậm chí là thoát vị địa đệm xuất hiện ngày càng nhiều ở người lao động và có xu hướng trẻ hoá.
3. Đau thần kinh toạ
Đau thần kinh tọa có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, song ngồi vắt chéo chân là một trong những “thủ phạm” thường gặp. Tư thế này về lâu về dài sẽ chèn ép, co kéo dây thần kinh toạ dẫn tới nhiều cơn đau từ nhẹ đến dữ dội, xuất hiện từ vùng hông hoặc lưng dưới kéo dài xuống phần thân dưới của cơ thể.
Nếu tình trạng này không sớm được cải thiện sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ như tê, ngứa, yếu cơ bàn chân, khó di chuyển.
Bên cạnh đó, ngồi vắt chéo chân là một trong những tư thế ảnh hưởng đến khung xương chậu nhiều nhất. Lâu ngày, một bên xương chậu sẽ cao hơn bên còn lại, đẫn đến tình trạng lệch xương chậu, đặc biệt là ở tuổi dậy thì.
4. Viêm khớp thoái hoá
Khớp gối là khu vực chịu áp lực thường xuyên nhất, khi bạn ngồi tư thế vắt chéo chân. Áp lực này khiến máu khó lưu thông gây khó chịu, đau nhức hay thậm chí là tăng huyết áp tạm thời.
Nếu không nhanh chóng thay đổi tư thế ngồi, lâu ngày những tác hại này còn có khả năng dẫn đến thoái hóa khớp, thay đổi biên độ vận động khớp háng khiến các động tác sinh hoạt hằng ngày như ngồi xổm, ngồi buộc dây giày… khó khăn hơn.
Ngồi sao cho đúng thế, khỏe người?
Do vậy, chúng ta cần thay đổi thói quen ngồi vắt chéo chân càng sớm càng tốt.
Tư thế tương tự như ngồi thiền nhưng góc chân mở rộng hơn bình thường có thể là sự thay thế lý tưởng cho bạn.
Tư thế ngồi xếp bằng có góc chân mở rộng hơn bình thường có tác dụng khai thông kinh mạch của chân và không ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Nhờ vậy bạn sẽ không phải chịu cảm giác chân tê như bị kim châm mỗi khi đứng lên.
Hơn nữa, tư thế ngồi xếp bằng còn giúp cơ thể mở khớp hông. Điều này không chỉ có tác dụng giúp dáng đi uyển chuyển, nhanh nhẹn hơn, mà còn hạn chế tối đa khả năng bị chấn thương khi chơi các môn thể thao.
Bạn có thể chọn nhiều tư thế ngồi khác nhau, quan trọng là phải ngồi đúng sinh lý cột sống: thẳng lưng, ngực hơi ưỡn ra, tránh ngồi gù vai, cổ cúi thấp, hay nghiêng người, chỉ dồn lực sang một bên.
Gút lại, để giảm tối đa tác hại của việc ngồi quá lâu, bên cạnh chuyện chọn tư thế ngồi hợp lý, chúng ta cũng nên có thói quen đứng dậy đi lại, vận động nhẹ sau mỗi 30 phút ngồi yên một chỗ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận