Có nhiều loại tê (tê tại chỗ, đám rối, tủy sống, ngoài màng cứng). Ngộ độc thuốc tê họa hoằn, nhưng hay gặp hơn cả là do tiêm nhầm vào... mạch máu! Rõ, ngộ độc là chuyện “mắt mũi để đâu”, chứ không phải dị ứng, thứ hay được so lành dữ với thuốc mê.
Khi mũi thuốc tê được rút ra, nạn nhân dần đắng, tê miệng, mờ mắt, ù tai, kích động, co giật, lú lẫn, hôn mê... Bắt ống nghe, phát hiện loạn nhịp, tụt áp, ngừng tim. Cấp cứu ngộ độc thuốc tê “vắt giò lên cổ” ngang sốc phản vệ.
Vậy là đã rõ, ngộ độc thuốc tê do lỗi con người, và là lỗi của người “cầm cân nảy mực”. Tuy vậy, với một số đối tượng nhạy cảm thuốc tê (người già, trẻ em, người suy kiệt, suy tim, phụ nữ mang thai, người protein máu thấp..) cần “ông bà phù hộ” hơn một chút với ca tê nhầm địa chỉ này.
Bất kể nhổ răng hay cắt tầng sinh môn, người được gây tê luôn cần được để mắt. Nhưng một mẹo nhỏ tự lo thân cho đương sự, đó là liên tục ba điều bốn chuyện cốt cung cấp “dấu hiệu sinh tồn” cho người có trách nhiện. Đang nói như sáo, bỗng im bặt vì miệng lưỡi đờ ra, biết ngay có chuyện.
Tóm lại, ngộ độc chứ không phải dị ứng, cho nên nhiều người không phải tởn tới già do đã từng "sắp tiêu tùng" do gây tê, trừ khi xui xẻo “đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm” lần nữa.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận